Làm sao để công chức hưởng lương cao theo mô hình Singapore

14/03/2019 10:48

Kinhte&Xahoi Câu chuyện tăng lương công chức không hề mới mà luôn được nhắc tới trong các kỳ họp Quốc hội, sau đó tới các diễn đàn tranh luận khá nhiều, ý kiến đưa ra không ít nhưng chưa thể giải quyết hiệu quả được, đã 4 lần thực hiện không thành công. Nếu để công chức lương không đủ sống sẽ dẫn đến nhiều cái sai, hệ luỵ xấu dù người tài đức đến mấy họ cũng không thể cống hiến khi không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến làm “kinh tế ngầm” và tiêu cực ảnh hưởng phát triển kinh tế.

Tiền lương của công chức ở đây không chỉ là việc của Bộ Lao động TB&XH mà còn liên quan đến Bộ Tài chính vì đó là chi ngân sách, Bộ Nội vụ liên quan đến sắp xếp số lượng nhân sự, việc tăng lương rất nhiều năm không làm nổi do áp dụng không đồng bộ: ngân sách quá hạn hẹp tăng lương nhưng không giảm được bộ máy lớn gấp 4 bộ máy hành chính của Mỹ, chưa có phương án hữu hiệu giải quyết chế độ cho những công chức dôi dư, việc tăng lương và giảm biên chế trở thành “vòng luẩn quẩn lương-tiền-bộ máy” làm tốn không ít giấy mực. 

Không thể đổ lỗi vận hành kém cho công chức mà trách nhiệm thuộc về những người làm chính sách, hãy giải quyết tiền lương tốt mới mong xây dựng nền hành chính công tốt, cũng không thể chỉ tuyên truyền về mặt tư tưởng để cán bộ công chức trong sạch. Nhìn sang nước bạn Singapore lương Bộ trưởng ở mức 500.000 USD/năm tức khoảng 800 triệu VND/ 1 tháng so với nước ta Bộ Trưởng 12triệu VND/ tháng, người dân phản đối khá nhiều nhưng Chính phủ Singapore vẫn kiên quyết thực hiện chính sách lương cao do vậy họ đứng trong nhóm các nước gần như không có tham nhũng.

Nhưng tới thời điểm hiện nay nợ công đang rất cao, trong khi tỷ lệ chi cố định thường xuyên chiếm 70% trong tổng thu nhập, quỹ lương chiếm 35% nên không còn bao nhiêu để dành cho đầu tư và phát triển. Bắt buộc phải “đau một lần rồi thôi” không còn lựa chọn nào khác: nguồn tiền để tăng lương chính từ số người giảm biên chế trả cho người ở lại làm việc, để mức lương đạt tối đa 33 triệu VND/ tháng từ năm 2021 như Bộ Tài chính trình cần giảm khoảng 60% biên chế, vậy mỗi năm giảm 20% biên chế, phải có quyết tâm Chính trị chỉ đạo giao khoán bắt buộc từ Chính phủ, Trung ương xuống mới tránh được sự nể nang né tránh:

Từ năm 2019 Nhà nước giao Bộ Nội vụ lập đề án từng bước cắt giảm mỗi năm 20% công chức, viên chức hưởng lương ngân sách và giao xuống các Bộ ngành, UBND các cấp thực hiện ngay trong năm tới, thực hiện phải có chính sách với những người nghỉ việc ví dụ như: trợ cấp 1 lần, khuyến khích về hưu sớm... ràng buộc trách nhiệm người đứng đầu phải hoàn thành nhiệm vụ theo gương của Bộ Y tế trong 2 năm 2017-2018 đã giảm được 25.000 người hưởng lương từ ngân sách tiết kiệm cho Nhà nước 2.000 tỷ đồng bằng các đề án liên doanh liên kết tự chủ. Các Bộ Ngành và UBND các cấp cũng phải thực hiện chứ không thể nơi này làm nơi kia không làm. 

Ngân sách cấp cho bệnh viện và Trường học, các Hội Nhà nước không thể bao cấp nữa mà buộc phải tự chủ bằng tiền viện phí và học phí, Hội phí.

Nhà nước chỉ tổ chức cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho xã hội mà khu vực kinh tế tư nhân chưa làm được hoặc không muốn làm: Nhanh chóng thoái vốn Nhà nước trong các Doanh nghiệp, dịch vụ mà tư nhân làm được để cắt giảm nhân sự, cắt giảm hết các đơn vị công lập và các doanh nghiệp trực thuộc không cần thiết. 

Hy vọng trong vài năm tới đây nước ta sẽ cải thiện mức lương cho đội ngũ cán bộ công chức để họ yên tâm làm việc và có thể thu hút được nhân tài cống hiến cho đất nước.

Được hưởng mức lương xứng đáng đủ sống để cống hiến phục vụ đó cũng là mong mỏi nguyện vọng của rất nhiều cán bộ công chức, viên chức có năng lực trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay.

Theo Hoanhap.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nước chấm - nước mắm: Phải minh bạch tên gọi

Mặc dù đơn vị sản xuất chỉ ghi trên bao bì là nước chấm nhưng khi ra siêu thị, loại sản phẩm này vẫn “đường hoàng” được ghi là nước mắm gây ra những hiểu lầm cho người tiêu dùng. Đã đến lúc cần phải định danh lại rõ hai loại sản phẩm này