Lộ danh sách hàng loạt "ông lớn" bất động sản, xây dựng từng bị cưỡng chế nợ thuế

26/12/2018 14:21

Kinhte&Xahoi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có một danh sách "bêu tên" hàng loạt “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng công trình giao thông... từng bị cưỡng chế nợ thuế, phạt chậm nộp thuế.

Tổng cục Thuế vừa cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 581 quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế và 2.402 quyết định cưỡng chế nợ thuế.

Cụ thể, trong số công ty bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có 130 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX), 119 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và 240 công ty đăng ký giao dịch Upcom.

Với các công ty bị cưỡng chế nợ thuế, có 62 công ty niêm yết trên HSX, 99 công ty niêm yết trên HNX, 165 công ty đăng ký giao dịch Upcom.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng... liên tục bị phạt chậm nộp thuế, cưỡng chế thuế. (Ảnh minh hoạ).

 

Đáng chú ý, một số đơn vị bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế với số tiền lớn như: Công ty cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang (phạt nộp chậm hơn 14 tỷ đồng), Công ty cổ phần Công nghiệp gốm sứ Taicera (truy thu thuế hơn 10 tỷ đồng),  Cty CP Thủy sản số 4 (phạt chậm nộp 1,7 tỷ đồng)...

Một số cái tên khác là: Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (phạt nộp chậm hơn 2,3 tỷ đồng), Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (phạt nộp chậm hơn 2 tỷ đồng), Công ty cổ phần GTNFOODS (truy thu hơn 1,2 tỷ đồng), Công ty cổ phần City Auto (truy thu thuế hơn 1,4 tỷ đồng).

Cty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín bị Cục Thuế TPHCM phạt chậm nộp 2,8 tỷ đồng; Cty CP City Auto bị Cục Thuế TP.HCM truy thu thuế 1,4 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (phạt nộp chậm 1,6 tỷ đồng), Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (phạt nộp chậm hơn 730 triệu đồng), Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Hà Đô, Công ty CT Quốc tế Sơn Hà...

Đối với các doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, nhiều nhất phải kể đến, Tập đoàn FLC, Cty CP Đầu tư Địa ốc Khang An, Cty CP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC, Cty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Cty CP Tập đoàn Thành Nam, Cty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật, Cty CP Đầu tư và Xây dựng HUDI, Công ty CP Thiết bị y tế Việt Nhật, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam, Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD, Công ty CP Đầu tư Everland, Công ty CP Đầu tư Sao Thái Dương, Nông dược HAI, Vạn Phát Hưng, Địa ốc Hoàng Quân, LICOGI 16...

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã gửi danh sách các tổ chức vi phạm để HSX và HXN giám sát về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo thẩm quyền.

 

Theo Dân trí/Phapluatplus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sản phẩm O’Lee Cosmetic: Hàng loạt dấu hiệu sai phạm

Sản phẩm Whitening Facial Cream - O’Lee Cosmetic không rõ xuất xứ, “nhập nhèm” công dụng giữa thuốc và mỹ phẩm... làm dấy lên nghi vấn đây là sản phẩm được sản xuất “chui” rồi tuồn ra ngoài thị trường.