Sẽ xử án tù nếu dụ dỗ trẻ em chụp ảnh khỏa thân

14/10/2019 14:51

Kinhte&Xahoi Sẽ phạt tù với hành vi dụ dỗ trẻ em livestream, chụp ảnh khỏa thân, cho trẻ xem ấn phẩm, phim hoạt hình nội dung đồi trụy.

Mới đây, TAND Tối cao đã công bố Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ Luật hình sự 2015 (từ Điều 141 – 147) và việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Theo đó, hướng dẫn áp dụng luật với hành vi xâm hại tình dục với người dưới 16 tuổi, việc dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để ép buộc, lôi kéo đối tượng tham gia hoạt động tình dục hoặc bán dâm; nô lệ tình dục...

Hình minh họa.

Người trên 18 tuổi có hành vi ép buộc người 16 tuổi biểu diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến biểu diễn khiêu dâm cũng sẽ bị phạt tù. Các hành vi nhóm này có thể là dụ dỗ các em livestream, chụp ảnh khỏa thân; xem phim hoạt hình đồi trụy...

Ngoài cơ quan sinh dục, các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ em sẽ gồm có đùi, mông, ngực... Nghị quyết quy định, việc chạm tay, miệng vào các bộ phận này hoặc dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc với trẻ em được coi là: “Hành vi quan hệ tình dục khác” và phải bị xử lý theo Bộ luật Hình sự. Các hành vi tiếp xúc hoặc dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc bộ phận nhạy cảm của trẻ em, kể cả qua áo quần và không nhằm mục đích quan hệ tình dục được coi là dâm ô với trẻ em.

Hành vi này được điều chỉnh bởi Điều 146, tội “Dâm ô với người dưới 16 tuổi”. Tương tự, các hành vi chiếu phim khiêu dâm cho trẻ em; dụ dỗ trẻ em khỏa thân; phát tán phim hoạt hình khiêu dâm có mô phỏng trẻ em… cũng sẽ bị xử lý hình sự.

Khi xét xử các vụ xâm hại tình dục với trẻ em, thẩm phán phải xử kín, phần tuyên án công khai chỉ đọc quyết định, không đọc nội dung vụ án; bản án này không được công bố trên cổng thông tin của tòa án. Thẩm phán tham gia xét xử phải mặc quần áo hành chính thông thường, không được mặc áo choàng theo quy định...


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: "Loạn" mỹ phẩm không tem nhãn tại chuỗi cửa hàng Coco Shop, Skin House

Coco Shop, Skin House đều là những hệ thống cung cấp mỹ phẩm được giới trẻ ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm được bày bán tại hệ thống các cửa hàng mỹ phẩm nhập khẩu này lại không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt theo quy định pháp luật. Liệu phải chăng những sản phẩm này đang có sự “mập mờ” về chất lượng, “nói dối” người tiêu dùng?

Nguồn: Pháp luật Plus