Thủ tướng phê duyệt đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

15/12/2022 14:44

Kinhte&Xahoi Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đầu tư dự án thành phần 2 thuộc dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Dự kiến dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu hoàn thành năm 2026, để khai thác đồng bộ với cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7 km, tổng mức đầu tư là 19.616 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tham gia là 6.629 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động là 12.987 tỷ đồng. Công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án sẽ thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Nội dung được đề cập trong quyết định của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1), theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thực hiện đăng tải thông báo mời khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án.

Theo đó, giai đoạn 1, để làm đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cần 19.616 tỷ đồng, trong đó gồm 6.720 tỷ đồng vốn nhà nước và 12.987 tỷ đồng vốn nhà đầu tư, thu phí hồi vốn khoảng 17 năm. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài khoảng 53,7km.

Tuyến cao tốc dài khoảng 53,7 km (đoạn Đồng Nai dài 34,2 km và đoạn Bà Rịa - Vũng Tàu dài 19,5 km), được đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT. Điểm đầu tuyến kết nối với tuyến tránh QL1 đoạn qua TP. Biên Hòa, điểm cuối giao với QL56 thuộc TP. Bà Rịa.

Trước đó, hồi đầu tháng 9/2021, Bộ GTVT đã có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo hình thức PPP.

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy mô tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có 6-8 làn xe tùy theo từng đoạn tuyến. Tuy nhiên, căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4-6 làn xe theo từng đoạn tuyến, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Cụ thể, đoạn từ điểm đầu dự án (giao với tuyến tránh QL1 qua TP. Biên Hòa) đến nút giao Long Thành (giao đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) có quy mô 4 làn; từ nút giao Long Thành đến nút giao Tân Hiệp (giao cao tốc Bến Lức - Long Thành) 6 làn; từ nút giao Tân Hiệp đến điểm cuối dự án (giao QL56) 4 làn.

Theo đơn vị nghiên cứu, nhu cầu sử dụng đất phục vụ dự án khoảng 519,64ha, có 3.130 hộ bị ảnh hưởng và 2.589 hộ tái định cư.

Khi hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông cho QL51, tăng cường kết nối từ TP.HCM đi Đồng Nai và Vũng Tàu, góp phần phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Bộ và 2 địa phương tuyến đi qua. Hiện nay, QL51 đã quá tải với lượng phương tiện lưu thông cao gấp 3 lần so với thiết kế.

Dự án có 3 dự án thành phần, trong đó Bộ GT-VT làm chủ đầu tư dự án thành phần 2, các dự án thành phần còn lại giao cho tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư.

Thiên Phúc – Trọng Trung - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ma túy đội lốt thực phẩm, thuốc lá điện tử tấn công giới trẻ

Theo Bộ Công an, tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến rất phức tạp, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên. Đáng chú ý, ma túy được tẩm ướp, trộn lẫn trong bánh kẹo, nước uống, thuốc lá điện tử đang âm thầm tấn công giới trẻ.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/thu-tuong-phe-duyet-dau-tu-cao-toc-bien-hoa--vung-tau-d187876.html