Từ vi phạm thuế, nhìn lại những ‘lùm xùm’ ảnh hưởng thương hiệu Bảo Việt

09/09/2019 18:18

Kinhte&Xahoi Được đánh giá là đứng đầu ngành tài chính bảo hiểm, nhưng không chỉ “dính” vi phạm thuế, thương hiệu Bảo Việt nhiều lần bị ảnh hưởng bởi những “lùm xùm” liên quan đến những ông Tổng giám đốc…

Theo bảng xếp hạng Thương hiệu Việt Nam 2018 được Brand Finance công bố, Tập đoàn Bảo Việt là thương hiệu đứng đầu trong ngành tài chính - bảo hiểm, trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Bảo Việt cũng thuộc Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất của nhóm Large Cap; Top 5 doanh nghiệp có báo cáo quản trị tốt nhất và giải nhất Báo cáo phát triển bền vững tốt nhất… trong cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2018.

Tập đoàn Bảo Việt từng “dính” nhiều vụ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Bảo Việt lại vướng phải những vi phạm trong việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế.

Năm 2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố Bảo Việt là một trong những đơn vị vi phạm pháp luật thuế và bị cưỡng chế thuế. 

Mới đây, ngày 29/7/2019, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tập đoàn Bảo Việt với mức phạt là hơn 40 triệu đồng. Đồng thời phải nộp bổ sung hơn 200 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Không chỉ trong việc chấp hành chính sách pháp luật, trong quá khứ, Bảo Việt nhiều lần bị ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu do những “lùm xùm” liên quan đến những tổng giám đốc tập đoàn này.

Trước đó, năm 2017, trên mạng xã hội đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh ông Nguyễn Quang Phi - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt say rượu, có hành vi văng tục và xúc phạm tài xế taxi.

Theo clip, ông Phi lên xe trong tình trạng say sỉn và nôn ra xe. Tài xế dừng xe và yêu cầu ông Phi xuống xe để dọn dẹp nhưng ông này đã không xuống xe lại còn có những lời lẽ hết sức tục tĩu.

Clip dấy lên sự phẫn nộ trong xã hội về chuẩn mực đạo đức của một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn tài chính uy tín tại Việt Nam.

Đầu năm 2018, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt đã ban hành quyết định cho ông Nguyễn Quang Phi thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt.

Trước đó, năm 2014, với cáo buộc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, ông Trần Trọng Phúc (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt) đã bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra. Kéo theo đó là hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn này xin thôi không giữ các chức vụ, đánh dấu một  năm đen tối của Bảo Việt.

Tài liệu cơ quan chức năng thể hiện, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt không được duyệt chi hoa hồng bảo hiểm cho các đại lý nhưng từ năm 2009-2011, tại Công ty Bảo Việt Bến Tre, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chi hoa hồng cho các đại lý, gây thiệt hại 4,5 tỷ đồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nỗi lo từ thuốc đông y biến tướng

Mỗi năm có khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Tuy nhiên, chất lượng thuốc đông y đang trở thành vấn đề lớn đối các cơ quan quản lý cũng như người dân chữa trị bằng phương pháp này.

Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Theo thông tin từ Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, để đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, UBND Thành phố Hà Nội đã ra chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị thực hiện đồng bộ thanh, kiểm tra để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cho người dân trong dịp Tết Trung thu.

Nguồn: GĐ&PL