Vì sao tỉnh Ninh Bình "chậm" thoái vốn nhà nước tại 2 công ty lớn

05/08/2019 09:56

Kinhte&Xahoi Việc thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Ninh Bình đang gặp khó khăn chưa triển khai thực hiện.

Thành phố Ninh Bình từ trên cao. (Nguồn: nbtv.vn).

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện thoái vốn theo QĐ số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong trong báo cáo số 332/UBND-VP5. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình về đề xuất kế hoạch thoái vốn đến hết năm 2020.

Đối với Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình và Công ty cổ phần Môi trường đô thị Tam Điệp, UBND tỉnh đề nghị giữ nguyên lộ trình thoái vốn theo đề xuất của UBND tỉnh tại Văn bản số 641/UBND-VP5 ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch thoái vốn so với Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, UBND tỉnh Ninh Bình đã đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch thoái vốn của 02 Công ty này như sau: Thoái hết vốn Nhà nước còn lại (66%) tại 02 Công ty trong năm 2020.

Đối với Công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Ninh Bình, trong quá trình thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phát sinh vướng mắc chưa triển khai thực hiện được.

 Công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Ninh Bình là công ty cổ phần có vốn nhà nước được thành lập theo tinh thần Hiệp định tín dụng số 4115-VN ngày 02/2/2006 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng thế giới về việc tài trợ dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng.

Công ty có vốn điều lệ là 457 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông nhà nước (UBND tỉnh Ninh Bình là đại diện chủ sở hữu) chiếm 92,88%; cổ đông khác (UBND 38 xã) chiếm 7,12% vốn điều lệ.
 

Cụ thể, theo báo cáo quyết toán tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12/2018, Công ty được UBND tỉnh bảo lãnh khoản vay ODA để thực hiện Dự án Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn đồng bằng sông Hồng số tiền 212,4 tỷ đồng và hoàn trả lịa Khoản vay trong thời hạn 20 năm, bắt đầu từ năm 2011 đến hết năm 2025, trong đó có 5 năm ân hạn. Hàng năm (từ năm 2011 đến 2019) UBND tỉnh Ninh Bình đều trích ngân sách để trả nợ cho Công ty theo thỏa thuận đã ký với Bộ Tài chính, tổng số tiền UBND tỉnh đã trả nợ cho Công ty là 79,5 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo quyết toán tài chính của Công ty, tổng tài sản của Công ty là 446,6 tỷ đồng, tài sản là 30 trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Vì vậy, việc thoái vốn nhà nước tại Công ty đang gặp khó khăn chưa triển khai thực hiện do chưa có quy định hướng dẫn việc thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần do nhà nước bảo lãnh vốn vay.

Do đó, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cảnh báo kinh doanh đa cấp thần dược chữa ung thư

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay, đã nhận được nhiều thông tin liên quan việc trên phương tiện Internet có đăng tải các nội dung giới thiệu sản phẩm thực phẩm chức năng có tên “Vital Enzyme” có khả năng chữa “bách bệnh” từ bệnh ngoài da, nấm đến đau cơ, xương, khớp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao …và cả bệnh nan y như ung thư.

Nguồn: Pháp luật Plus