Xâm phạm di sản, biến tướng văn hóa

05/06/2019 11:31

Kinhte&Xahoi Hàng loạt vấn đề nóng lĩnh vực văn hóa như: xâm hại di sản, bất cập quản lý di tích và di sản, xử lý biến tướng lễ hội và mê tín dị đoan, bất cập quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn, nguy hại tour giá rẻ gây ảnh hưởng du lịch và đe dọa sự phát triển bền vững…

Di sản vịnh Hạ Long bị bê tông hóa. Ảnh: HOÀNG DƯƠNG.

Hàng nghìn di tích, di sản trải dài khắp cả nước, hàng nghìn lễ hội kéo dài cả năm. Các hoạt động liên quan tới những lĩnh vực này nảy sinh không ít mặt trái, tạo hình ảnh méo mó kéo dài, chưa có giải pháp triệt để.

XÂM HẠI DI SẢN: PHẠT CHO TỒN TẠI?

Việt Nam tự hào là đất nước di sản với hệ thống di tích dày đặc, nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa được thế giới ghi nhận. Nhà nước sớm có chính sách công nhận di sản, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ di sản văn hóa. Tuy thế đáng buồn là hàng loạt di sản vẫn bị xâm hại và chưa có dấu hiệu cải thiện.

Chùa Trăm Gian, Hà Nội trước cải tạo Ảnh: Hồng Vĩnh.Năm 2015 khu vực Thiên Trù mọc lên công trình Hương Nghiêm pháp đường phá vỡ cảnh quan cổ kính ở đây. Chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian với giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc biệt theo cách này hay cách khác đã bị làm mới, thay thế cấu kiện và hình thái trong quá trình tu bổ.

Chùa Trăm Gian, Hà Nội trước cải tạo Ảnh: Hồng Vĩnh.

Năm 2015 khu vực Thiên Trù mọc lên công trình Hương Nghiêm pháp đường phá vỡ cảnh quan cổ kính ở đây. Chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian với giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc biệt theo cách này hay cách khác đã bị làm mới, thay thế cấu kiện và hình thái trong quá trình tu bổ.

Di sản thiên nhiên thế giới cũng không ngoại lệ. Công trình làm đường lên núi Cái Hạ ở Tràng An vừa qua cũng khiến dư luận hoang mang, UNESCO vào cuộc khảo sát và lên tiếng khuyến cáo. Những bậc thang xi măng ăn vào di sản dù có được dỡ đi nhưng cảnh quan xung quanh không thể trở lại nguyên trạng. 

Nhức nhối hơn khi nhiều chuyên gia và dư luận chứng kiến vịnh Hạ Long bị “bức hại”. Di sản thiên nhiên thế giới, kỳ quan hai lần được ghi nhận nhưng UNESCO phải lên tiếng cảnh báo về quản lý và hành vi xâm lấn. Ghi nhận mới nhất của phóng viên Tiền Phong cho thấy hàng loạt công trình sai phép đang bê tông hóa vịnh Hạ Long. Bộ VHTTDL đã cử đoàn công tác xuống làm việc, nhưng chưa có động thái mạnh nào đối với hiện trạng bê tông hóa ở Hạ Long.

Sau mỗi vụ xâm hại di sản, Bộ VHTTDL lại lên tiếng, cử đoàn kiểm tra giám sát, yêu cầu địa phương quản lý kiểm điểm và rút kinh nghiệm. Nhưng không có nhiều cải thiện. Đơn cử trường hợp trụ trì chùa Trăm Gian sau sai phạm ở đây đã lên tiếng xin lỗi, sau đó lại tự ý xây tam quan ở chùa Bối Khê. PGS.TS Trần Lâm Biền từng thốt: chưa ai bị bỏ tù vì xâm phạm di sản nên chẳng sợ, vi phạm tái diễn là vì thế. 

THƯƠNG MẠI HÓA LỄ HỘI

Mùa lễ hội 2019 có một số chuyển biến, nhưng vẫn có tiêu cực. Ngoài cảnh tranh cướp, chen lấn xô đẩy, xả rác, đốt vàng mã ở một số di tích và lễ hội lớn, dư luận quan tâm tới câu chuyện trục lợi thông qua dâng sao giải hạn thu tiền mang tính thương mại hóa ở nhiều cơ sở thờ tự. PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo phân tích: nhu cầu dâng sao giải hạn tin vào điều linh thiêng là chính đáng, tuy nhiên nó bị đẩy lên thái quá thành mê tín, mê muội. TS Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục đánh giá hiện tượng đó đã thành tệ đoan. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có những đối tượng lợi dụng niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của người dân để “buôn thần bán thánh”.

Trong nhiều lần trả lời Chính phủ và báo giới, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nêu quan điểm Bộ VHTTDL không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tín ngưỡng trong sáng và lành mạnh của người dân để trục lợi. 

Mặc dù Bộ và các cơ quan chuyên môn có nhiều văn bản chỉ đạo tại các thời điểm xảy ra hiện tượng phản cảm, xấu xí trong lĩnh vực văn hóa, tuy nhiên hiệu quả của các đợt xử lý sau mỗi lần vụ việc vi phạm rõ ràng là chưa cao. 
 

Theo Tiền Phong/ Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biểu giá điện bậc thang bộc lộ nhiều bất cập

Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội mới đây cho biết, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu xem xét lại quy định về các bậc thang trong biểu giá điện sinh hoạt nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế sử dụng điện, đánh giá đầy đủ tác động của việc điều chỉnh đến các nhóm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Vậy biểu giá hiện hành có gì bất cập và nên sửa theo hướng nào?