Cụ thể, theo Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc: Hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ảnh minh họa
Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện: Hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Điều 54 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Cùng với đó, Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi (năm 2023).
Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc đáp ứng 2 điều kiện sau: Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 56 tuổi.
Hoa Tiên - Pháp luật Plus