Không có thêm ca mắc Covid-19 mới vào sáng nay 17/2

17/02/2021 06:45

Kinhte&Xahoi Ngày 17/2, theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết không có ca mắc mới. Số bệnh nhân tích lũy đến nay là 2311, 35 người tử vong.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Dân trí)

Như vậy, tính đến 6h ngày 17/2, Việt Nam có tổng cộng 1412 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 719 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 145.925, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 584

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.251

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 130.090.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 37 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 29 ca, số ca âm tính lần 3 là 20 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay. 

Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh.

Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Theo Bộ Y tế nhìn chung tình hình dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố đã cơ bản được kiểm soát; 12/13 tỉnh, thành phố (trừ Hải Dương) có ổ dịch trong cộng đồng đang có xu hướng giảm ca mắc trong ngày qua. Các ổ dịch tại Hà Nội, TP HCM đã được nhanh chóng kiểm soát với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt.

Trong số các tỉnh, thành phố, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp có khả năng còn kéo dài khi số lượng ca mắc chưa giảm, đặc biệt tại huyện Cẩm Giàng với các cụm khu công nghiệp số lượng công nhân lớn (60.000 người).

Bên cạnh đó, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM khi đã có nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương khi phát hiện trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xet nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.

 Khuê Lâm - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Học sinh Hà Nội học trực tuyến đến hết ngày 28-2

Chiều 15-2, đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của liên sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế về việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.

Kinh tế đô thị - động lực phát triển của Thủ đô

Cụm từ “kinh tế đô thị” mới được đề cập trong vài năm gần đây ở Việt Nam, dù nó đã phát triển và thu được những kết quả đáng ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới. Trong xu hướng hội nhập, Thủ đô Hà Nội cũng đứng trước cơ hội để phát huy tiềm năng sẵn có, đưa kinh tế đô thị trở thành động lực quan trọng cho phát triển.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/khong-co-them-ca-mac-covid-19-moi-vao-sang-nay-17-2-d148713.html