Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số

28/01/2022 08:09

Kinhte&Xahoi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030”.

Ảnh minh họa

Theo đó, mục tiêu của Chương trình đến năm 2025, hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Bahnar, Chăm, Ê đê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái); bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số sau khi biên soạn.

Phó Thủ tướng yêu cầu ban hành mới ít nhất 1 chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo đủ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình là phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếng dân tộc thiểu số; tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số; hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Ảnh minh họa

Trong đó, các đơn vị biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Bahnar, Chăm, Ê đê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái); sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc trung học đối với những tiếng dân tộc thiểu số có nhu cầu và đủ điều kiện biên soạn.

Phó Thủ tướng yêu cầu xây dựng và ban hành mới chương trình môn học đối với tiếng dân tộc thiểu số có đủ điều kiện để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông; biên soạn các bộ sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc tiểu học đối với các tiếng dân tộc thiểu số mới ban hành chương trình; Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển chương trình, mở ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, giáo viên liên môn (trong đó có tiếng dân tộc thiểu số).

Chương trình nhằm đẩy mạnh đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số đạt chuẩn trình độ theo quy định; thực hiện đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số theo các phương thức phù hợp (văn bằng hai, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ,...); tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về kiến thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

 Vũ Hiển - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Học sinh háo hức khi được quay trở lại trường

Sau khi thành phố Hà Nội đồng ý cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 được đi học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều học sinh tỏ rõ sự vui mừng vì sắp được đến trường nhưng cũng không ít em vẫn còn lo lắng.

Hà Nội: Để công nhân, người lao động đón "Tết sum vầy - Xuân bình an”...

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong thời gian qua khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, thành phố Hà Nội đã đồng hành cùng các đơn vị, doanh nghiệp chăm lo Tết cho người lao động bằng nhiều hoạt động thiết thực như tặng vé xe; Tổ chức các chuyến xe đưa người lao động về quê đón Tết; Chăm lo, tặng quà cho những công nhân ở lại khu chế xuất, khu nhà trọ đón cái Tết vui tươi, đầm ấm, bình an…

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nang-cao-chat-luong-day-hoc-cac-mon-tieng-dan-toc-thieu-so-188953.html