Ra văn bản thu hồi sữa mạo danh Viện Hàn lâm, Công ty sữa Việt Nam New Zealand vẫn cho nhân viên bán sữa bị thu hồi!

19/07/2020 21:56

Kinhte&Xahoi Tự ra văn bản thu hồi sản phẩm nhưng nhân viên của Công ty sữa Việt Nam New Zealand vẫn ngang nhiên bán các sản phẩm mạo danh Viện hàn lâm.

Liên quan đến sự việc sản phẩm sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng sâm Ngọc Linh được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, ngang nhiên mạo danh Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam để quảng bá, PR cho sản phẩm với những công dụng thần thánh đã bị Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên "tuýt còi" vì vi phạm của định của viện và vi phạm luật quảng cáo.

Mặc dù, bị Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam vạch trần những sai phạm, phía Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand đã có văn bản nhận lỗi và cam kết thu hồi sản phẩm sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh.

Văn bản đề nghị đã thu hồi lô sản phẩm của Công ty TNHH tập đoàn sữa quốc tế New Zealand Việt Nam khi mạo danh Viện hàn lâm.

Cụ thể, tại văn bản số 67 ngày 6/7/2020 do ông Nguyễn Tiến Điển, Giám đốc Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand ký có nội dung: Việc sử dụng tên của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam trên nhãn mác sản phẩm xuất phát từ kết quả nghiên cứu quy trình của Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ số 8 ngày 16/1/2020.

Công ty trân trọng kết quả nghiên cứu của Quý viện nên đã sử dụng tên Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam trên sản phẩm sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh.

Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh được bày bán trên thị trường.

Cũng tại văn bản này Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand khẳng định việc sử dụng tên Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam trên sản phẩm của mình mà chưa được phép là không đúng có thể gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng nên Công ty đã chủ động thu hồi lô sản phẩm này. Đồng thời thay đổi bao bì nhãn mác, điều chỉnh thông tin quảng cáo sản phẩm.

Văn bản do ông Nguyễn Tiến Điển, giám đốc Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand còn chưa ráo mực thì chiều ngày 8/7/2020 tại ngõ 189 phố Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, xuất hiện một nhóm người trong đó có 3 nam và 1 nữ tự xưng là người của Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand tổ chức bán sản phẩm sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh cho người dân ở ngõ 189 Cầu Diễn.

Nhân viên của Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand tổ chức bán hàng cho người cao tuổi ở ngõ 198 Cầu Diễn.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong 1 quán cafe rộng khoảng 40m2 nhóm người của Công ty này đã tổ chức bán sản phẩm sữa cho chủ yếu là các cụ già, người cao tuổi.



Cụ thể, nhân viên của công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand cho biết: “Nếu các cụ ra ngoài thị trường giá bán của 4 hộp sữa sẽ có giá 2,396.000 nghìn đồng, nếu ngày hôm nay các cụ mua các cụ sẽ được hỗ trợ 846.000 nghìn đồng cho 4 hộp sữa.

Còn các cụ có nhận được thông báo hay giấy mới mà mua 6 hộp sữa các cụ chỉ phải trả với giá 1,500,000 nghìn đồng.



Video nhân viên Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand bán sữa Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh bị chính công ty này ra văn bản thu hồi.

Ngay sau khi phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phát hiện ra sự việc đã chủ động liên hệ và thông tin toàn bộ sự việc với Công an phường Phúc Diễn và đề nghị Công an phường Phúc Diễn phối hợp bắt quả tang.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công an phường Phúc Diễn cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin từ phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, lãnh đạo công an phường Phúc Diễn đã chỉ đạo cán bộ Công an phường đến bắt quả tang và nghi nhận hiện trường.

 
Sữa Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh bị chính công ty thu hồi vào ngày 6/7 nhưng ngày 8/7/2020 nhân viên công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam bán cho người dân ở ngõ 189 Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm.

Sau đó, Công an phường Phúc Diễn đã phối hợp với Đội Cảnh sát kinh, Công an quận Bắc Từ Liêm tiến hành làm rõ sự việc...”.

Lãnh đạo Công an phường Phúc Diễn cho biết thêm: “ Hiện nay đội Cảnh sát Kinh tế đang thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền khoảng 3 đến 5 ngày sẽ cung cấp thông tin đầy đủ ảnh và quy trình làm việc cho phóng viên”.

Trước đó, chiều ngày 7/7, Viện hoá học và hợp chất thiên nhiên đã tổ chức họp báo để công bố cũng như làm rõ thông tin mà Báo Pháp luật Việt Nam đã đăng tải.

Người đàn ông đầu chọc cùng 2 người phụ nữ áo vàng và áo trắng ở hàng phía sau tự xưng là đại diện phía Công ty TNHH tập đoàn dinh dưỡng sữa quốc tế New Zealand Việt Nam.

Trong buổi họp báo giữa Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên của viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam thì bất ngờ có 1 người đàn ông đi cùng 2 người phụ nữ đi vào phòng họp với lý do em đại diện cho bên Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand đến dự họp báo nhưng đại diện Viện hoá học và các hợp chất thiên nhiên không đồng ý cho đại diện công ty này dự họp báo và làm việc.

Tại buổi họp báo, ông Lê Tất Thành, Phó Viện trưởng Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam khẳng định: “Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên đã ký hợp đồng với Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand về nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Đông trùng Hạ Thảo, hương sâm Ngọc Linh. Việc phát triển sản phẩm và đăng ký quản lí chất lượng sẽ do Công ty chịu trách nhiệm.

Ông Lê Tất Thành (áo cọc xanh) Phó viện hoá học trưởng viện hoá học các hợp chất thiên nhiên Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam làm việc với phóng viên.

Phó viện hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cũng khẳng định: “Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand sử dụng hình ảnh, thông tin của Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam trong quảng cáo sản phẩm không nằm trong hợp đồng và chưa có ý kiến của Viện là vi phạm quy định của Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.


Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên đã gửi công văn số 164/HCTN ngày 3/7/2020 đề nghị công ty công bố đúng những thông tin về nội dung hợp đồng và không sử dụng thông tin hình ảnh và tên của Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam trong quảng cáo sản phẩm tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Cũng tại buổi làm việc ông Thành cho biết thêm: “Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand đã xác nhận bằng văn bản về việc công ty sử dụng tên Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam trên sản phẩm là không đúng và gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Những lời quảng cáo có cánh như có thể ngăn ngừa ung thư, mỡ máu, huyết áp, tim mạch, béo phì, tiểu đường, tim mạch, xương khớp và được Viện hàn lâm cứu.

Công ty cam kết khắc phục sai phạm bằng cách cho thu hồi lô sản phẩm vi phạm về nhãn mác và thay đổi nhãn mác, điều chỉnh thông tin quảng cáo theo quy định”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về việc Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand lấy địa chỉ phòng giao dịch có địa chỉ ở số 18 Hoàng Quốc Việt làm văn phòng đại diện trùng với địa chỉ của Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam?

Ông Thành cho hay: “Không có bất cứ văn phòng giao dịch nào của Công ty ở địa chỉ số 18 Hoàng Quốc Việt cả. Vấn đề này chúng tôi đã đề nghị công ty phải rà soát lại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin không chính xác mà công ty này công bố...”.

Trước câu hỏi của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về việc nguồn gốc nhiên liệu đông trùng hạ thảo và hồng sâm ngọc linh trong công trình nghiên cứu mà viện đã chuyển giao cho Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand là của Viện hay của Công ty có nguồn gốc xuất sử, hoá đơn chứng từ hay không?

Vị phó Viện trưởng viện hoá học các hợp chất thiên nhiên cho biết: “Do Công ty cung cấp nguyên liệu cho viện nghiên cứu. Sau đó một bộ phận nghiên cứu sẽ mã hoá toàn bộ nguyên liêụ.

Công ty họ nhập khẩu còn hoá đơn chứng từ hay nguồn gốc xuất xứ thì tôi không nắm rõ để tôi rà soát lại rồi trả  PV vào một buổi sau...”.

Lý giải về việc trên trang web:vnmilk.conm của Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand quảng cáo thổi phồng các công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo và Hồng Sâm Ngọc Linh trong sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh, Vị Phó viện trưởng Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên khẳng định: “Trong đề tài nghiên cứu thì nguyên liệu đông trùng hạ thảo và hương sâm ngọc linh chỉ là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng trong sữa chứ không có các công dụng như công ty đã quảng cáo....”.

Phóng viên đề cung cấp hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ giữa Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên cho Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand?

Ông Thành cho hay: “Hợp đồng dịch vụ có ở đây để tôi xin ý kiến của Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam sẽ cung cấp vào một buổi khác.

Sau khi làm việc với các cơ quan báo chí Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên sẽ tiến hành đăng thông tin lên công thông tin của viện hoá học các hợp chất thiên nhiên tại trang Web: Inpc.ac.vn để cảnh báo người tiêu dùng, tránh gây hiểu nhầm...”.

Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand đã lợi dụng vào buổi họp báo  để đánh lạc hướng người tiêu dùng.

Ở một diễn biến khác, liên quan đến buổi họp báo của Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên thì Công ty tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand đã lợi dụng vào buổi họp báo này đăng thông tin trên các fanpage, facebook với nội dung: “Trong buổi họp báo, ban lãnh đạo Công ty sẽ có những câu trả lời và bằng chứng thoả đáng nhất về sự việc một số tờ báo đưa thông tin sai lệch, không chính xác trong thời gian vừa qua về sản phẩm của Công ty. Thay mặt ban lãnh đạo công ty trân trọng thông báo...”

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Đình Quyết - Nguyễn Thượng - Báo Pháp luật Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nút gỡ 'sống còn' xử lý rác thải cho Hà Nội

Hà Nội cần hạn chế chôn rác, thay vào đó chuyển sang đốt rác, quan trọng nhất vẫn phải phân loại rác tại nguồn. Bởi nếu không phân loại mà đưa vào đốt hết thì chi phí xử lý dioxin cực đắt.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/ra-van-ban-thu-hoi-sua-mao-danh-vien-han-lam-cong-ty-sua-viet-nam-new-zealand-van-cho-nhan-vien-ban-sua-bi-thu-hoi-d129033.html