Thanh oai, Hà Nội: Hơn 100 hộ dân xây nhà trên đất nông nghiệp?

12/07/2018 08:33

Kinhte&Xahoi Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối và khó giải quyết tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo Luật đất đai năm 2013, việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp trái phép sẽ bị xử phạt tùy mức độ và hành vi vi phạm.

Theo ghi nhận của phóng viên thì ở xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội hiện có hơn 100 hộ dân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp dọc theo trục đường quốc lộ 21B, kéo dài từ khu vực sau hàng Ba Cây đến gần nghĩa trang liệt sỹ Bình Minh. Theo quan sát của phóng viên rất nhiều hộ đang xây dựng những ngôi nhà kiên cố 5, 6 tầng nhưng không gặp bất kỳ sự cản trở nào của chính quyền địa phương nơi đây.
Huyện Thanh Oai nở rộ tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp.

Trước tình trạng trên nhóm phóng viên đã đến UBND xã Bình Minh để làm rõ vụ việc, và được ông Nguyễn Duy Nhu, Chủ tịch UBND xã Trả lời: “Trong vụ việc hơn 100 hộ dân xây dựng trên đất nông nghiệp, chúng tôi phải báo cáo với thanh tra huyện để đề nghị xử lý một thể, nếu như đập toàn bộ các hộ dân thì không thể đập nổi, kể cả những nhà đang sửa chữa từ nhà tạm thành nhà 5 đến 6 tầng cũng không phải là vi phạm mà là người ta vi phạm từ trước rồi bây giờ là  tái vi phạm chứ không phải bây giờ mới vi phạm, nếu vi phạm chúng tôi đã kiên quyết xử lý.”

Khi phóng viên hỏi về mấy hộ đang xây mới rất kiên cố đến 5 đến 6 tầng, chính quyền UBND xã có nắm bắt được không? Và xử lý như thế nào? Thì được ông CT xã trả lời:“Nhà cũ họ phá ra, họ vi phạm từ trước rồi bây giờ họ chỉ phá ra xây lại thành mấy tầng đâu phải là vi phạm.” Để có lý giải cho việc này vị chủ tịch xã còn dẫn chứng, nếu như bây giờ họ đem gạch đem ngói ra ruộng xây mới là sai phạm, còn từ nhà tạm vi phạm rồi bây giờ phá ra sửa chữa thành 5, 6 tầng thì không phải là vi phạm.

ông Nguyễn Duy Nhu - Chủ tịch UBND xã Bình Minh.

Còn khi được hỏi chế tài đặt ra đã đủ mạnh đủ sức răn đe đối với những trường hợp vi phạm chưa? 

Các vị lãnh đạo xã né tránh, và trả lời đang xin ý kiến cấp trên. Phải chăng họ đang cố tình né tránh hay thiếu hiểu biết. Luật đất đai đã giao trách nhiệm, và cho các vị cái quyền quản lý thuộc thẩm quyền là phát hiện và đi xử phạt. Vậy thì các anh cứ thế mà xử phạt trong thẩm quyền, đâu phải hỏi cấp trên. Quy định rõ, mức phạt rõ khi xử lý hành vi vi phạm pháp luật. 

Tất cả rất rõ như ban ngày, thẩm quyền cấp nào cứ theo luật xử lý, vậy còn gì để các quan xã xin ý kiến chỉ đạo của quan trên.

Dư luận đặt câu hỏi: Vậy người dân sai phạm thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về cấp cơ sở, cấp địa phương, cấp xã phải chịu trách nhiệm. Đó là mọi hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn của xã, phường, thị trấn nào thì lãnh đạo của xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm, trước hết là ngăn chặn không được thì phải phá dỡ nếu đúng thẩm quyền, nếu không đúng thẩm quyền thì ngay trong ngày phải báo cáo lên cấp huyện, để cấp huyện đưa người xuống xử lý. Mọi hành vi xây dựng trái phép trên địa bàn của xã, thì không thể lọt được qua mắt của chính quyền, bởi nơi đây có công an, có dân quân, trưởng thôn nằm trong dân, vậy thì không một hành vi vi phạm nào nói là chính quyền xã không biết được. Nhưng không hiểu tại sao những vi phạm pháp luật nghiêm trọng này vẫn xảy ra ở xã Bình Minh? Bởi vậy, pháp luật thực thi không tốt, sự đùn đẩy trách nhiệm gây ảnh hưởng đến quy hoạch, tác động xấu về môi trường. Người vi phạm pháp luật sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người không vi phạm, đã và đang tác động xấu đến cả cộng đồng. Hơn nữa làm cho tinh thần thực thi pháp luật của người dân bị ảnh hưởng.


Theo KD&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.