TP Hồ Chí Minh thông qua quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố

23/12/2021 10:02

Kinhte&Xahoi HĐND TP Hồ Chí Minh vừa thông qua quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố. Quy chế này trở thành văn bản pháp lý thống nhất, thay thế toàn bộ các quy định trước đây về lĩnh vực này, là cơ sở để cấp phép xây dựng của thành phố.

Một góc TP Hồ Chí Minh và tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nhìn từ trên cao

Quy chế đề cập toàn bộ khu vực 930ha gồm Quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh được quy hoạch phân chia thành 5 phân khu, điều chỉnh phát triển cao tầng ở khu vực lõi trung tâm hiện hữu, giảm bớt sự quá tải hạ tầng, đồng thời hạn chế tác động xấu đối với cấu trúc đô thị và các di sản kiến trúc.

Theo đó, phân khu 1, khai thác hiệu quả sử dụng của hệ thống các tuyến Metro. Tăng tối đa hệ số sử dụng đất trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hài hòa về kiến trúc cảnh quan đô thị. Công viên 23/9 là điểm nhấn làm trung tâm kết nối không gian ngầm, không gian các công trình văn hóa, các công trình kiến trúc di tích lịch sử…

Phân khu 2 là khu vực tập trung nhiều công trình có chức năng văn hóa - lịch sử, diện tích khoảng 212,2ha. Trục đường Lê Duẩn khống chế chiều cao để không ảnh hưởng tầm nhìn giữa Dinh Độc Lập và Thảo Cầm Viên. Ưu tiên công trình bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc, không gian kiến trúc cảnh quan có giá trị văn hóa lịch sử của thành phố.

Phân khu 3 là khu dọc theo sông Sài Gòn (bờ Tây), trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, diện tích khoảng 248,34ha. Khu này tập trung phát triển nhà cao tầng ở một số điểm (khu vực) nhằm thu hút đầu tư.

Phân khu 4, khu vực có nhiều nhà biệt thự, thuộc một phần Quận 1 và 3; Diện tích khoảng 232,3ha. Nơi đây khuyến khích bảo tồn những không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng có giá trị văn hóa lịch sử và giá trị đô thị trên địa bàn Quận 3.

Phân khu 5, khu vực lân cận phân khu 1 về phía Nam, đa số nhà phố hiện hữu, một phần Quận 1 và 4; Diện tích khoảng 117,5ha, cho phép phát triển công trình cao tầng ở các khối gần nhà ga Metro Bến Thành, dọc đường Hàm Nghi, kênh Bến Nghé, và đoạn nối dài đường Nguyễn Thái Học sang Quận 4.

Với quy chế quản lý mới, nhiều khu vực, tuyến đường sẽ được quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan; Bảo đảm mỹ quan, an toàn, hài hòa đô thị xung quanh; Nhiều tuyến đi bộ, trục đường và khu vực đầu mối giao thông quan trọng về thương mại, du lịch cũng sẽ được quản lý chặt chẽ.

Các khu vực trên khi triển khai thực hiện phải đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan và phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tạo nét độc đáo, đặc trưng riêng cho từng khu vực

 Nguyễn Nguyên - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội phát động triển khai cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 51

Thực hiện Công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPT lần thứ 51, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Hà Nội, Bưu điện thành phố vừa ban hành kế hoạch liên ngành triển khai Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 51 (năm 2022) trên địa bàn thành phố.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tp-ho-chi-minh-thong-qua-quy-che-quan-ly-kien-truc-do-thi-thanh-pho-186275.html