Trong cơn đại dịch, nhiều hành vi biểu hiện tình người cao đẹp.
Mọi người cứ nghĩ mình trong không gian riêng biệt nên hành xử tùy tiện, người học thì nói tục, chửi bậy, trêu chọc bạn học, người dạy thì thiếu nghiêm túc trong trang phục, không giữ gìn đúng mức lời ăn, tiếng nói, thậm chí, có cô giáo vừa dạy vừa trông con,… Hậu quả là xung đột đã xảy ra, thầy nổi cáu đuổi trò, trò cãi tay đôi với thầy. Điều này cho thấy đã không có sự chuẩn bị tâm thế và xây dựng những chuẩn mực ứng xử trong việc dạy và học trực tuyến được gọi là “văn hóa online”.
Hay như việc quá cứng nhắc, nôn nóng trong phòng chống dịch dẫn đến hành vi vào nhà đưa người đi xét nghiệm gây phản cảm. Nha Trang từng có chuyện xử phạt người đi mua bánh mỳ “không phải hàng hóa thiết yếu” khiến một cán bộ phường phải kiểm điểm thì mới đây lại xử phạt một người đi giao dịch ngân hàng về vì “ra đường không có lý do chính đáng”, ngay sau đó lại phải rút lại quyết định này và cán bộ phường sở tại cũng đã nhận lỗi.
Hành vi đáng chê trách nhất là lợi dụng dịch giã để kiếm tiền. Rồi những chuyện không minh bạch chuyện thu học phí online. Đơn giá xét nghiệm covid quá cao cũng là vấn đề dư luận quan tâm và Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ. Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương thanh tra ngay giá, quy trình mua, tư cách pháp nhân các doanh nghiệp nhập các loại kit test nhanh COVID-19. Những hành vi trên hành trình chống đại dịch này cần phải nghiêm trị kịp thời!
Trong cơn đại dịch, nhiều hành vi biểu hiện tình người cao đẹp hoặc những tấm gương xả thân vì sức khỏe cộng đồng khiến mọi người xúc động và cảm phục. Ngược lại, cũng xuất hiện sự lộng quyền, quá khích, ứng xử thô bạo, thiếu khả năng thích ứng và đối phó với dịch bệnh, thậm chí lợi dụng dịch bệnh để làm tiền làm xấu đi hình ảnh của đất nước chúng ta.
Phaly - Pháp luật Plus