Xây dựng trường học trực tuyến: Vai trò cán bộ quản lý và giáo viên

19/09/2021 09:42

Kinhte&Xahoi Các cơ sở giáo dục và đào tạo đã và đang xây dựng trường học trực tuyến. Đây là nội dung cấp thiết trước yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục...

Ngày 17/9, Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học "Xây dựng và vận hành trường học trực tuyến  - Vai trò của cản bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông".

Hội thảo đã nghe 5 báo cáo chuyên đề của các giáo viên, giảng viên, chuyên công nghệ thông tin và nhiều ý kiến phát biểu tại Hội thảo thẳng thắn, khoa học, tâm huyết, đánh giá một cách khách quan, sâu sắc về Hội thảo xây dựng và vận hành trường học trực tuyến.

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT Quận Ba Đình (TP Hà Nội) tham gia trao đổi tại Hội thảo.

Xây dựng kho học liệu số

Mở đầu Hội thảo, TS. Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) thông qua tham luận “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”. 

Theo đó, chính sách quản lý sẽ thay đổi dựa trên nền tảng dữ liệu 4.0. Chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến giáo dục, có 3 nhóm mục tiêu, đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy học dựa trên kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra, đổi mới căn bản phương thức cung cấp dịch vụ hành chính công dựa trên môi trường số. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục và đào tạo.

Cũng theo TS Nguyễn Sơn Hải, quản lý giáo dục dựa trên kỹ thuật số, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ quan ban ngành quản lý cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

Mở chuyên mục dạy học trực tuyến trên website của Bộ; Xây dựng kho học liệu xã hội, phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử dành cho các thầy/cô giáo, bài giảng của thầy/cô được lựa chọn.

"Mô hình trường học thông minh dựa trên mô hình nền tảng công nghệ, có sự liên kết giữa bên trong và bên ngoài nhà trường.

Bộ phận quản lý học sinh phải nắm được tình hình của học sinh. Thư viện số, lớp học thông minh, các hoạt động STEM, lớp học chuyên môn dành riêng cho STEM đồng thời tương tác với phụ huynh để họ nắm được các hoạt động của con em mình trong nhà trường.

Dạy học thông minh, mỗi phòng học trang bị thiết bị thông minh hỗ trợ dạy học (thiết bị trình chiếu), giáo viên và học sinh hoàn toàn tương tác với nhau trên máy tính bảng.

Mục tiêu dạy có chất lượng, mỗi nhà trường cần có studio để giáo viên đến sản xuất bài giảng, kho học liệu số… Cùng với đó, cần có sự tổ chức, tổ chuyên môn đánh giá học liệu trước khi đưa vào nhà trường...",TS. Nguyễn Sơn Hải nói.

Nguyễn Sơn Hải cũng nêu rõ vai trò hiệu trưởng trong việc xây dựng trường học trực tuyến. Theo đó, Hiệu trưởng sẽ điều hành nhà trường qua hệ thống thông tin để quản lý toàn diện, có sự liên kết với nhau, mỗi một nhân viên nhà trường có một tài khoản.

Giáo viên theo dõi hoạt động giáo dục trên màn hình máy tính, hướng người học làm việc tại nhà online, đưa đón từ nhà đến trường, học trên môi trường thông minh, dịch vụ khám sức khỏe, các hoạt động ngoài giờ… Phụ huynh theo dõi tình hình học tập của con em mình trên nền tảng kỹ thuật số.

Đối với học sinh, các nhà trường cần triển khai mạnh dạy học STEM, hướng học sinh phát triển năng lực số, năng lực tư duy trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Tại một khía cạnh khác, TS. Phạm Ngọc Sơn - Phó trưởng Khoa Sư phạm  (Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) cho rằng, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều giáo viên còn thiếu kỹ năng dạy học online. Trong lúc khó khăn, phần mềm ứng dụng dạy học online Zoom, Meet, Team… nhiều thầy cô lựa chọn phần mềm Zoom để dạy học (90%).

Vậy làm thế nào để dạy học trực tuyến hiệu quả, theo TS. Phạm Ngọc Sơn đã thông qua nghiên cứu vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên trong dạy học online ở trường phổ thông.

"E-learning trong trường phổ thông trước Covid-19 chủ yếu là các khóa học luyện thi, nâng cao kiến thức, nhiều nhà giáo không thích sử dụng phương pháp này, nhiều bài giảng hay, thầy cô giỏi...", TS Phạm Ngọc Sơn thông tin.

Học sinh chào cờ tại buổi lễ khai giảng trực tuyến năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trường học trực tuyến trên nền tảng Google classroom

Trao đổi tại Hội thảo, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT Quận Ba Đình (TP Hà Nội) cho biết, xây dựng và vận hành trường học trực tuyến trên nền tảng Google Classroom - Đây là bài học kinh nghiệm dựa trên thực tế từ Phòng GD&ĐT quận Ba Đình.

Cũng theo ông Thuận, công tác tổ chức dạy học trực tuyến, công cụ qua phần mềm Zoom, 80% nhà trường vận hành dạy học trực tuyến. 100% các trường vận hành trường học trực tuyến, 92% Google Classroom, 6% MS Team; 2% LMS khác.

"Quận Ba Đình có vị trí địa lý thuận lợi, đổi mới công nghệ thông tin qua các văn bản chỉ đạo của Bộ; Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo kịp thời.

Nhận được sự quan tâm chỉ đạo của quận ủy (đề án đổi mới và tăng cường ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2020-2025). Sự nỗ lực, tích cực, không ngừng đổi mới, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành...", ông Thuận nói.

Bên cạnh thuận lợi, việc xây dựng trường học trực tuyến cũng gặp nhiều khó khăn như: Vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học; năng lực trong ứng dụng CNTT của giáo viên, cán bộ quản lý thấp; hạ tầng thiết bị CNTT của các trường học. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh học sinh chưa có phương tiện để đáp ứng dạy học trực tuyến.

Ông Thuận cho rằng, công tác xây dựng và vận hành trường học trực tuyến mẫu thì người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục là những người có vai trò quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ có xây dựng và vận hành hiệu quả trường học trực tuyến.

Bên cạnh đó, năng lực của người đứng đầu thể hiện ở sự nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý.

Đồng thời, tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ quản lý cốt cán. Ngoài ra, UBND quận Ba Đình cũng bổ sung nguồn kinh phí để trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy học trực tuyến, chương trình máy tính cho em.

Phó Trưởng khoa phụ trách khoa CNTT&TT - Học viện Quản lý Giáo dục Đỗ Viết Tuân đề xuất một mô hình dạy học trực tuyến áp dụng trong các nhà trường hiện nay. Theo đó, mô hình học tập trực tuyến hiện nay, áp dụng nhiều mô hình khác nhau, dựa trên nội dung, công nghệ, các phần mềm ứng dụng.

Giải pháp được TS. Đỗ Viết Tuân đưa ra là dạy học trực tuyến đồng bộ cho các nhà trường cũng như sử dụng phân tích học trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh.

Từ đó, gợi ý các phương pháp học tập phù hợp cho từng học sinh. Đồng thời, hoàn thiện mạng xã hội dành riêng cho giáo dục bao gồm cộng động học sinh, giáo viên và nhà quản lý...

"Các giai đoạn phát triển hệ thống: Giai đoạn 1: Triển khai hệ thống luyện tập, kiểm tra đánh giá trực tuyến, bài tập về nhà cho học sinh.

Giai đoạn 2: Xây dựng lớp học trực tuyến, phòng thi trực tuyến phục vụ việc giảng dạy trực tuyến tại các nhà trường. Giai đoạn 3: Hoàn thiện hệ thống trang cá nhân người dùng (Quản lý, giáo viên, học sinh)...", TS Đỗ Viết Tuân nêu giải pháp và lộ trình.

Còn PGS.TS. Trần Hữu Hoan đánh giá các ý kiến, tham luận tại Hội thảo rất có ý nghĩa. "Trong thời buổi hiện nay, do diễn biến dịch bệnh phức tạp, chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết đối với các trường. Hai vấn đề cần quan tâm ứng dụng CNTT trong quản trị hoạt động nhà trường, hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, mô hình trường học trực tuyến.

Đây là điểm khởi đầu để tiếp tục các hội thảo, seminar tiếp theo. Đây là vấn đề rất khó làm đối với ngành giáo dục hiện nay.

Đối với các nước tiên tiến, đây là vấn đề không hề mới. Cần xây dựng kho dữ liệu học tập, để học sinh khám phá thông tin, tri thức. Đây là vấn đề cần bàn trong các hội nghị tiếp theo...", PGS.TS Hoan nhấn mạnh.

Gia Hải - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội và tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong cuộc chiến chống "giặc" Covid-19

Đã 76 năm trôi qua, dư âm chiến thắng của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn còn vang vọng trong lòng nhiều người dân Thủ đô. Thành công của Cách mạng Tháng Tám cho đến ngày hôm nay vẫn để lại nhiều bài học quý báu, để từ đó, thế hệ sau vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Chung dòng chảy đó, Hà Nội cũng đã linh hoạt vận dụng những bài học từ Cách mạng Tháng Tám trong cuộc chiến cam go không kém trong lịch sử- cuộc chiến với “giặc" Covid-19

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/xay-dung-truong-hoc-truc-tuyen-vai-tro-can-bo-quan-ly-va-giao-vien-d166623.html