5 điều người dân cần biết liên quan đến thẻ CCCD gắn chip

28/06/2022 12:43

Kinhte&Xahoi Tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ hình ảnh thẻ CCCD có gắn chíp điện tử lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo...

Nếu biết đối tượng sử dụng Căn cước công dân (CCCD) của người khác để mở tài khoản và sử dụng vào các hoạt động trái pháp luật mà không tố giác thì có thể bị xử lý theo pháp luật. Mức xử phạt tùy vào việc đối tượng vi phạm mức độ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng...

Thẻ CCCD gắn chíp là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về nhân thân, các loại giấy tờ có liên quan đến cá nhân... Thẻ CCCD gắn chíp có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Người dân chỉ cần mang theo CCCD thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tuy nhiên, việc thực hiện những tiện ích nêu trên khi người dân sử dụng CCCD trong các giao dịch online (mua hàng, xin việc, vay tiền...) hoặc việc người dân mất cảnh giác trong việc chia sẻ hình ảnh CCCD có gắn chíp điện tử trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo...) sẽ vô tình tạo cơ hội để các đối tượng đánh cắp thông tin cá nhân của người dân để thực hiện các hành vi phạm tội.

Để tránh các đối tượng xấu lợi dụng, lấy cắp thông tin cá nhân, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân sử dụng CCCD tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, cầm cố thẻ CCCD có gắn chíp điện tử cho các công ty cho vay hoạt động “tín dụng đen”;

Tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ hình ảnh thẻ CCCD có gắn chíp điện tử lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo...;

Trường hợp bị mất CCCD có gắn chíp, người dân phải trình báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc đến các điểm cấp CCCD nơi đăng ký thường trú, tạm trú để được hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ CCCD mới. Đây là cơ sở để xác thực chủ sở hữu CCCD trong thời gian bị mất không có liên quan đến các giao dịch dân sự phát sinh hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;

Khi bị các đối tượng xấu lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân CCCD có chíp điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ. Trường hợp nghi ngờ, phát hiện số CCCD của cá nhân được mở tài khoản ngân hàng... thì báo ngay cho bên ngân hàng khóa tài khoản vi phạm;

Trường hợp cá nhân phát hiện việc cho thuê CCCD có chíp điện tử thì cung cấp ngay sai phạm cho cơ quan Công an nơi gần nhất. cung cấp tài liệu có liên quan việc cho thuê, mướn CCCD để xử lý theo quy định. "Nếu biết đối tượng sử dụng CCCD của người khác để mở tài khoản và sử dụng vào các hoạt động trái pháp luật mà không tố giác thì có thể bị xử lý theo pháp luật tùy vào việc đối tượng vi phạm mức độ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để có cơ sở xử lý", Công an TP Hà Nội nêu rõ.

 Dân Sinh - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bộ Y tế đề xuất COVID-19 chưa là bệnh lưu hành

Bộ Y tế vừa gửi dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, lấy ý kiến góp ý của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; Các bộ, ngành, tỉnh, thành và chuyên gia. Tại dự thảo, Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/5-dieu-nguoi-dan-can-biet-lien-quan-den-the-cccd-gan-chip-d184580.html