Ai chịu trách nhiệm cho hàng loạt sai phạm tại Bến xe Miền Đông?

26/09/2018 11:35

Kinhte&Xahoi Mới đây, Thanh tra TP HCM đã nêu ra hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến công tác điều hành, hoạt động dịch vụ vận tải, sử dụng đất đai tại Công ty Bến xe Miền Đông.

Thể hiện trong kết luật điều tra của Thanh tra TP HCM, Công ty Bến xe Miền Đông đã có nhiều sai phạm gây thất thoát ngân sách nặng nề từ việc quản lý hoạt động xe ra vào bến tại Bến xe Miền Đông cho đến những hợp đồng ký kết.

Cụ thể, Công ty Bến xe Miền Đông ký hợp đồng khai thác dịch vụ tại Bến xe Miền Đông với 199 đơn vị vận tải cùng nhiều loại xe từ 16 – 50 chỗ ngồi.

Các đơn vị vận tải đăng ký tuyến với Sở GTVT và khi ra vào bến phải nộp phí dịch vụ, mức phí dịch vụ theo quy định của UBND thành phố, tùy theo số ghế của mỗi xe và cự ly vận tải hành khách. Giá thấp nhất là 3.100 đồng/ghế, cao nhất là 8.400 đồng/ghế.

Công ty Bến xe Miền Đông đã có nhiều sai phạm gây thất thoát ngân sách nặng nề từ việc quản lý hoạt động xe ra vào bến tại Bến xe Miền Đông cho đến những hợp đồng ký kết.

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn Thanh tra TPHCM đã phạt hiện ra sự chênh lệch số lượt xuất bến và số lượt thu phí dịch vụ xuất bến dao động từ 97 – 206 lượt/ngày và gây thất thoát hơn 8,6 triệu đồng/ngày.

Theo đó, tổng số lượt xe không thu phí dịch vụ được đoàn thanh tra thống kê khi xuất bến là 10.072 lượt trong 58 ngày được lựa chọn ngẫu nhiên từ các năm 2015 – 2017. Đồng thời, số tiền thất thoát cũng đạt mức khoảng 0,5 tỷ đồng.

Điều đáng nói, đây chỉ là những con số được thống kê của trong 3 năm trên. Vậy nếu, kiểm tra hết 1.095 ngày của 3 năm này thì số tiền thất thoát sẽ “khủng” như thế nào?

Bên cạnh đó, kết luận của Thanh tra TP HCM cũng thể hiện việc Công ty Bến xe Miền Đông có sai phạm trong việc ký kết hợp đồng và thu tiền qua bến với Công ty TNHH Phương Trinh.

Cụ thể, Công ty Phương Trinh là đơn vị chuyên vận chuyển hành khách bằng xe buýt từ Bến xe Miền Đông đi Thủ Dầu Một (Bình Dương). Tuy nhiên, công ty này chưa có quyết định về lộ trình vận chuyển tuyến xe buýt nêu trên của Sở GTVT tỉnh Bình Dương và Sở GTVT TPHCM.

Do vậy, việc ký kết và thực hiện hợp đồng giữa Công ty Bến xe Miền Đông và Công ty Phương Trinh theo số chuyến mà Công ty Phương Trinh đề xuất là chưa đầy đủ pháp lý để thực hiện.

Được biết, doanh thu hoạt động chính của Công ty Bến xe Miền Đông là doanh thu qua bến, doanh thu bốc xếp. Hai doanh thu chính này trong năm 2015 đạt hơn 112,6 tỷ đồng và năm 2016 đạt gần 120 tỷ đồng, chiếm từ 61,8% – 62,9% trên tổng doanh thu.

Công ty Bến xe Miền Đông còn sử dụng 62.000m2 diện tích đất để làm bến xe, mặt bằng nhà đất dùng làm văn phòng làm việc, quầy vé, siêu thị, quán ăn, nhà thuốc, trụ ATM… nhưng lại không thực hiện đăng ký sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường.

Qua tìm hiểu, Công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông là một trong những công ty thành viên của Tổng công ty Cơ khí, Giao thông, Vận tải Sài Gòn – Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Samco). Và hiện nay, Tổng công ty Samco do ông Nguyễn Hồng Anh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Samco) và ông Trần Quốc Toản (Tổng giám đốc Samco) điều hành và quản lý.

Từ năm 2008, với mục đích bổ sung vốn kinh doanh, Tổng công ty Samco đã ký các Biên bản thỏa thuận vay vốn, Hợp đồng vay vốn với Công ty Bến xe Miền Đông với tổng số tiền vay là 34 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đoàn Thanh tra TP HCM đã phát hiện ra Công ty Bến xe Miền Đông vi phạm quy định theo thông tư của Bộ Tài chính khi cho doanh nghiệp khác vay lại vốn kinh doanh.

Ngoài các sai phạm trên, Công ty Bến xe Miền Đông còn sử dụng 62.000m2 diện tích đất để làm bến xe, mặt bằng nhà đất dung làm văn phòng làm việc, quầy vé, siêu thị, quán ăn, nhà thuốc, trụ ATM… nhưng lại không thực hiện đăng ký sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường.

Việc Công ty Bến xe Miền Đông cho các siêu thị, dịch vụ ăn uống, quầy vé thuê mặt bằng trong khu vực tòa nhà văn phòng là không đúng quy định.

Việc Công ty Bến xe Miền Đông cho các siêu thị, dịch vụ ăn uống, quầy vé thuê mặt bằng trong khu vực tòa nhà văn phòng là không đúng quy định.

Theo đó, Thanh tra TP HCM đã lập biên bản làm việc với Tổng công ty Samco và Công ty Bến xe Miền Đông.

Liên quan đến sai phạm này, Tổng công ty Samco và Công ty Bến xe Miền Đông bị đề nghị xử phạt hơn 3,2 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Bến xe Miền Đông nộp hơn 2,4 tỷ đồng, Tổng công ty Samco nộp hơn 800 triệu đồng.

Nhưng, điều khiến dư luận quan tâm là ai sẽ chịu trách nhiệm trong những sai phạm này tại Công ty Bến xe Miền Đông?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng loạt báo bị xử phạt vì đăng thông tin nước mắm có thạch tín

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, liên quan tới vụ bê bối thông tin nước mắm nhiễm Arsen, có tới 50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (trong đó 170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và ​VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng).