Bệnh nhân đột ngột tử vong sau khi nâng ngực tại bệnh viện thẩm mỹ EMCAS

18/10/2019 15:29

Kinhte&Xahoi Sau khi phát hiện sự việc, Bệnh viện thẩm mỹ EMCAS đã chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Nhân dân cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi.

Một bệnh nhân 33 tuổi vừa tử vong vào đêm 17/10 sau khi làm phẫu thuật nâng ngực tại Bệnh viện thẩm mỹ EMCAS (Q.10, TP HCM).

Bệnh viện thẩm mỹ Emcas.

Thông tin ban đầu cho biết, bệnh nhân được 1 bác sĩ đưa từ bên ngoài vào Bệnh viện thẩm mỹ EMCAS thực hiện đặt túi ngực. Vào khoảng 16h20 ngày 17/10, bệnh nhân được gây mê và đặt túi ngực qua đường nách, sau 45 phút thì hoàn thành. Bệnh nhân đi lại và ăn uống, sinh hoạt bình thường. 5 giờ sau đặt túi ngực, bệnh nhân diễn tiến ngưng tim, ngưng thở.

Sau khi cấp cứu cho bệnh nhân nhưng không hiệu quả, Bệnh viện thẩm mỹ EMCAS đã chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Nhân dân. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không qua khỏi. Cơ quan chức năng đã xuống hiện trường để xác minh, niêm phong thuốc, hồ sơ để điều tra vụ việc.

Tại Hà Nội, cơ quan chức năng cũng đang làm rõ vụ việc Thẩm mỹ viện Kangnam căng da mặt làm chết người. Qua nhận định ban đầu, các bác sĩ Chợ Rẫy nhận định tình trạng bệnh nhân có thể do sốc phản vệ. Nhưng cụ thể vấn đề này ra sao, cần chờ thông báo chính thức từ các cơ quan chức năng.
 
Sốc phản vệ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra rủi ro trong y khoa mỗi năm với tỉ lệ 5:100.000. Trong trường hợp thiếu may mắn, rủi ro đáng tiếc đến tính mạng là không thể tránh khỏi.

Tai biến y khoa xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào và bất cứ nước nào trên thế giới. Ngay ở Mỹ, năm 1999, người ta đã thống kê tỷ lệ tai biến là 3,7%; Ở Úc, một đất nước mà an toàn y khoa tương đối cao, có tới 8% bị tai biến (cứ 100 người vào BV thì có đến 8 người bị tai biến). Tại các nước y học phát triển khác như châu Âu thì tỷ lệ tai biến từ 5 - 15%. Ở Việt Nam, số lượng tai biến trong y khoa cũng không phải là ít, tỉ lệ 8,5/100.000.000.

Các bác sĩ cho biết, một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, nhưng một số khác lại rất khó để có thể xác định bởi nguyên nhân gây ra, có thể là có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Khoảng 20% những trường hợp bị sốc phản vệ không xuất hiện các triệu chứng ở da hay niêm mạc, số khác lại xuất hiện triệu chứng ở hệ tuần hoàn như giảm huyết áp...

Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ các vụ việc trên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM