"Bỏ khung giá đất, đây là bước đột phá về tư duy, mang ý nghĩa lịch sử"

15/11/2022 07:09

Kinhte&Xahoi Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều ngày 14/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều ngày 14/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận.

Đại biểu Đoàn Thị Hảo – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Làm rõ cơ chế phát huy vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất.

Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật nên thiết kế một điều quy định rõ về phương thức thực hiện dự án phát triển quỹ đất. Về giá đất, đại biểu Đoàn Thị Hảo tán thành với quy định của dự thảo Luật Đất đai bỏ quy định khung giá đất chuyển sang xác định giá đất phù hợp với giá thị trường và đánh giá đây là bước đột phá về tư duy và mang ý nghĩa lịch sử.

Đại biểu cũng đề nghị cần quy định cơ chế hoạt động độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất và các thành viên của Hội đồng thẩm định; tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng thẩm định giá đất là các chuyên gia tư vấn độc lập. Đề nghị bổ sung quy định tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Trung ương trong định giá đất. Ngoài ra, đại biểu đề nghị làm rõ trong trường hợp tập trung đất nông nghiệp để thực hiện dự án tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân tập trung đất đai có phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về đầu tư không và quy trình thực hiện như thế nào?

Đại biểu Trần Đình Văn - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng: Cần có sự thẩm tra, giám sát kỹ lưỡng về xác định giá đất

Theo đại biểu Trần Đình Văn (đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng), dự án luật chưa có quy định cụ thể về phương pháp định giá đất, trong khi đây là một nội dung ít có ý nghĩa then chốt quyết định đến việc xác định được giá đất theo nguyên tắc thị trường.

Vì vậy, đại biểu đề nghị có quy định mang tính nguyên tắc trong dự thảo luật về phương pháp xác định giá đất cụ thể để đảm bảo khi xác định giá đất theo phương pháp nào thì cũng ra kết quả phù hợp với giá thị trường, đưa ra các chế tài đối với các đơn vị, cá nhân tư vấn xác định giá đất được ràng buộc trách nhiệm, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác này.


 Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình: Việc xác định giá đất cần tính đến nhu cầu mua nhà của người có thu nhập thấp.

Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Hồng Thanh khẳng định việc quy định giá đất sát với thực tiễn là cần thiết. Tuy nhiên, việc xác định giá đất cần tính đến nhu cầu mua nhà của người có thu nhập thấp.

Việc bỏ khung giá đất chính là để đưa đất đai về giá trị thực. Xây dựng bảng giá đất, định giá đất sát với giá thị trường để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên, nguồn lực đất đai, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công bằng và ổn định xã hội, giải quyết hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản công khai, minh bạch, lành mạnh, an toàn. 

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa bày tỏ nhất trí với sự cần thiết, mục đích, quan điểm, bố cục và nội dung dự thảo Luật Đất đai theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Dự thảo Luật đã đặt ra một số quy định mang tính chất nguyên tắc trong quản lý, sử dụng đất đa mục đích. Tuy nhiên, dự thảo Luật và dự thảo Nghị định mới chỉ đề cập đến đất quốc phòng, an ninh, một số loại đất rừng nhưng chưa quy định cụ thể đối với các loại đất khác về việc sử dụng đa mục đích.

Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể hơn vấn đề này. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng một trong những vấn đề khó xác định trong chế độ quản lý, sử dụng đất đa mục đích là xác định nghĩa vụ tài chính đất đai của người sử dụng đất, nhất là trường hợp sử dụng đất hỗn hợp. Do đó đề nghị nghiên cứu để bổ sung nguyên tắc, khuyến khích người sử dụng đất đa mục đích bằng cách ưu đãi về nghĩa vụ tài chính đất đai đối với mục đích sử dụng thứ hai, thứ ba của thửa đất để tăng hiệu quả sử dụng đất.

Đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Đầu tư công

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An cho rằng Khoản 1 Điều 131 quy định: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

Đại biểu cho rằng, quy định này không đảm bảo tính thống nhất với thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong Luật Lâm nghiệp, cũng không thống nhất với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công. Vì vậy, cần nghiên cứu, rà soát kỹ để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đại biểu cho rằng, tốt nhất đề nghị chính quyền địa phương phải triển khai đền bù giải tỏa theo quy định của pháp luật để giao đất sạch cho chủ đầu tư thực hiện các dự án.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn ĐBQH TP Hà Nội)

Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích quốc phòng, quốc gia công cộng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) đề nghị tách bạch ra khỏi các dự án mới sinh lợi, có chênh lệch địa tô của nhà đầu tư như khu đô thị, khu trung tâm thương mại, khu dân cư, dự án chỉnh trang đô thị để phân biệt dự án cho mục đích công cộng và dự án có sinh lợi để dễ dàng cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dân khi bị thu hồi đất, không để đánh đồng các dự án có chênh lệch địa tô cao với các dự án phục vụ công cộng được…

Cho ý kiến về Điều 69, đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng được giao đấu giá đất trong khu dân cư, khu đô thị, khu trung tâm thương mại mà không sử dụng thời hạn 3 năm kể từ khi có quyết định giao đất mà không xây dựng thì Nhà nước thu hồi lại. Quy định như vậy người trúng giá đất mới không để hoang hóa, đầu cơ đất, không có lợi cho xã hội. Việc giao đất cũng cần quan tâm đến hạ tầng tầng trên của đất, tầng dưới đất cho dễ thực hiện. 

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, thực tế này là đúng nhất là giá đất đang ở tình trạng hai giá như hiện nay. Tuy nhiên, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, dự thảo Luật lần này sửa đổi để đổi mới việc tính giá đất và khi giá đất sát với giá thị trường thì Nhà nước đền bù hay tự thỏa thuận cũng dựa trên mặt bằng của giá này.

Dự thảo cũng đề cập tự thỏa thuận là cần quy định đầy đủ, rõ ràng để thực hiện cơ chế này một cách thống nhất, tránh kéo dài quá lâu, thời gian giải phóng mặt bằng.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng tranh luận tại phiên thảo luận ngày 14/11.

Trước một số ý kiến cho rằng, trong phát triển đô thị, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp chính Nhà nước là nhà đầu tư sơ cấp phát triển dự án, tạo quỹ đất đưa ra đấu giá, thu hút các nhà đầu tư nhân tham gia xây dựng theo quy hoạch của dự án; còn lại nên thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận để đảm bảo quyền tài sản của người sử dụng đất. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng đây là phương án khá hợp lý, tuy nhiên cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình hoàn thiện dự thảo.

Quang Vũ - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/bo-khung-gia-dat-day-la-buoc-dot-pha-ve-tu-duy-mang-y-nghia-lich-su-d186603.html