Chính phủ yêu cầu sớm có kế hoạch mở cửa trường học gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh

16/11/2021 21:13

Kinhte&Xahoi Chính phủ yêu cầu tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện các phương án, kế hoạch, kịch bản ứng phó, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro và chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết cho phòng, chống dịch; Sớm có kế hoạch mở cửa lại trường học gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 141/NQ-CP phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11 năm 2021. Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất nội dụng dự thảo Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2021 - 2023 do Bộ Y tế trình.

Trong đó, Chính phủ lưu ý cần phải rà soát kỹ, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới, bảo đảm khả thi, dễ thực hiện, thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu.

Chính phủ lưu ý các biện pháp y tế với 3 trụ cột: cách ly chặt, nhanh, hẹp và giải tỏa cách ly nhanh nhất có thể; Xét nghiệm thần tốc, khoa học, hiệu quả và nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh; Điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất, sớm nhất có thể.

Việc thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 phải dựa trên nguyên tắc: 5K + vắc xin + thuốc điều trị + các biện pháp điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của người dân và các biện pháp khác; Đẩy nhanh tiêm phòng, tăng độ bao phủ của vắc xin và bảo đảm thuốc điều trị; nâng cao năng lực của hệ thống y tế; Giảm thiểu tỉ lệ tử vong.

Chính phủ yêu cầu tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện các phương án, kế hoạch, kịch bản ứng phó, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro và chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết cho phòng, chống dịch; Sớm có kế hoạch mở cửa lại trường

Cùng với đó, cần tăng cường y tế dự phòng và y tế cơ sở; Trong đó khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở để đề xuất nhu cầu, cơ chế đầu tư bổ sung, kiện toàn, cân nhắc tập trung ở quy mô khu vực; Đặc biệt cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực hiện có.

Đồng thời, làm rõ nhu cầu vắc xin, thuốc, sinh phẩm, kit, test xét nghiệm và trang thiết bị y tế trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022, dự kiến nguồn lực thực hiện và kế hoạch mua sắm rõ ràng. Cụ thể, có cơ chế hỗ trợ sản xuất trong nước vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị Covid-19.

Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc thành lập Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở Quỹ Vắc xin phòng Covid-19; Tăng cường hợp tác công tư, phát huy vai trò của y tế tư nhân và tăng cường sự phối kết hợp giữa y tế tư nhân và y tế Nhà nước trong phòng, chống dịch.

 Anh Đức - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công khai giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19

Ngày 16/11, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 256/KH-UBND thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kinh doanh, mua bán, sản xuất, quản lý và sử dụng trang thiết bị, vật tư, phương tiện, thuốc, vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm, đặc biệt là các loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh và xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR... trong phòng, chống dịch Covid-19.

Khơi thông các giá trị văn hóa làm động lực phát triển thị xã Sơn Tây

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây chiều nay (16/11) về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/chinh-phu-yeu-cau-som-co-ke-hoach-mo-cua-truong-hoc-gan-voi-bao-dam-an-toan-dich-benh-183146.html