Chủ động ”tấn công”

07/05/2021 10:00

Kinhte&Xahoi Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua đã nêu rõ, phải có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới, “chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, bảo đảm hiệu quả cao nhất”.

Phải nói rằng, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được về kinh tế - xã hội qua chặng 4 tháng đầu năm, mối đe dọa lớn nhất đối với Việt Nam thời điểm này, đó là đại dịch Covid-19.

Đại dịch đang hoành hành trên thế giới, đặc biệt là đang tàn phá nặng nề các nước láng giềng của chúng ta.

Sau nhiều nỗ lực hết sức mình của cả hệ thống chính trị, sau nhiều ngày chúng ta không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì nay dịch đã xuất hiện ở một số địa phương, diễn biến nhanh và phức tạp, đe dọa sự nỗ lực của chúng ta và nếu không kiểm soát tốt, dịch có thể làm xô đổ, cuốn trôi mọi thành quả, thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua của chúng ta...

Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục phức tạp, sẽ còn lâu dài, chưa thể khẳng định thời điểm hết dịch. Vì thế, phải sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao nhất, phải sống an toàn khi dịch còn đâu đó quanh ta.

Gần 1 năm rưỡi qua, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, tình hình có nhiều thay đổi, ngoài triển khai tốt hơn các biện pháp hiện nay thì nên có cách tiếp cận mới, phân cấp mạnh hơn cho các địa phương và tăng cường kiểm tra, giám sát.

Vấn đề hiện nay là cần đẩy mạnh các giải pháp để nâng cao thế chủ động trong chống dịch, ưu tiên giải pháp về công nghệ và vaccine như công nghệ phát hiện nhanh người tiếp xúc gần…

Theo kinh nghiệm từ các đợt lây nhiễm trước, dịch bệnh lần sau khó khăn, phức tạp, diễn biến khó lường hơn lần trước, hậu quả nặng nề hơn, cách xử lý khó khăn hơn, tác động xấu hơn.

Hiện nay số ca nhiễm mới, ca tử vong trên bản đồ dịch bệnh thế giới tiếp tục tăng; việc nhập cảnh, cư trú trái phép có xu hướng nhiều hơn trong thời gian qua; xuất hiện tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, người dân; công tác quản lý cách ly tập trung, sau cách ly (khi về địa phương) còn bất cập; biến chủng mới của virus SARS-Cov-2 lây lan nhanh, khó phát hiện, diễn biến phức tạp.

Trước nguy cơ khó lường của đại dịch, phải chống 2 khuynh hướng, một là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và hai là hoảng sợ, hoang mang, dao động, hoặc cực đoan. Vì vậy, phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, xử lý tình huống dựa trên thực tiễn.

Hơn bao giờ hết, các địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động quyết định các biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả. Đây là lúc tăng cường phân cấp, phân quyền từ Trung ương tới địa phương trong công tác phòng chống dịch; làm việc trên tinh thần “đúng vai, thuộc bài” và “Chính phủ không làm thay cho tỉnh, cho huyện, cho xã. 

 Từ Tâm - Phap luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tạm thời phong tỏa toàn bộ Bệnh viện K

Sáng nay 7/5, Bệnh viện (BV) K đã có quyết định về việc tạm thời phong tỏa các đơn vị phục vụ công tác chống dịch Covid-19 tại bệnh viện. Theo đó, tạm thời phong tỏa các đơn vị gồm nhân viên y tế, người lao động, người bệnh và người nhà người bệnh tại 3 cơ sở Bệnh viện K để phục vụ cho công tác chống dịch.

Nhân viên y tế không được đi ăn tiệc buffet, xem phim, đi công viên

Sáng nay 7/5, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện, yêu cầu định kỳ tổ chức xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên cho nhân viên y tế ở các khoa, phòng có nguy cơ cao. Đồng thời yêu cầu nhân viên y tế không đến các địa điểm có nguy cơ cao lây nhiễm như ăn tiệc buffet, đến công viên giải trí, đến rạp chiếu phim, đến quán bar, karaoke...

Nguồn: Pháp luật Plushttps://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/chu-dong-tan-cong-d154931.html