Cơ sở karaoke, quán bar bị tạm dừng hoạt động vẫn lén lún mở cửa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

28/05/2020 15:51

Kinhte&Xahoi Bạn đọc hỏi: Hiện nay, để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan, Chính phủ cũng như UBND tỉnh, thành phố đã ra quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh của các quán bar, vũ trường. Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn cố tình kinh doanh theo hình thức cổng đóng nhưng vẫn có người tụ tập bên trong. Việc xử phạt hành chính là không đủ răn đe. Những cơ sở này có bị xử lý hình sự không? Vũ Mạnh Quỳnh (Ba Đình, Hà Nội)

CAQ Cầu Giấy (Hà Nội) tuần tra, giám sát các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19  - Ảnh: LAM THANH

Luật sư Đặng Thành Chung trả lời: 

Theo Hướng dẫn xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ngày 30-3-2020 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC, trong đó có nội dung hướng dẫn vấn đề này như sau: “1.3 Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ massage, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295”.

Điều 295, Bộ luật Hình sự quy định tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:

“1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Làm chết 2 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 3 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

CAQ Cầu Giấy (Hà Nội) tuần tra, giám sát các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19  - Ảnh: LAM THANH

Luật sư Đặng Thành Chung (Giám đốc Công ty Luật TNHH An Ninh; Phòng 305, Tòa nhà số 8 Láng Hạ, Hà Nội)

4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c, Khoản 3, Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đại diện chính quyền không được ép người dân từ chối nhận hỗ trợ Covid-19

UBND TP yêu cầu kịp thời thực hiện gói an sinh xã hội, đảm bảo đúng đối tượng, chống thất thoát, trục lợi chính sách; biểu dương các tấm gương tốt nhường phần được hỗ trợ cho người khó khăn hơn. Đại diện chính quyền không được ép người dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ, nếu phát hiện phải xử lý nghiêm.

Ứng dụng công nghệ trong khám, chữa bệnh

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa nhận được sự quan tâm của người dân. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã giới thiệu app (ứng dụng) tư vấn khám, chữa bệnh từ xa VnCare. Người dùng trên cả nước có thể tải về máy điện thoại thông minh để đăng ký tư vấn của bác sĩ và đến bệnh viện khám.

Link bài gốc https://anninhthudo.vn/doi-song/co-so-karaoke-quan-bar-bi-tam-dung-hoat-dong-van-len-lun-mo-cua-co-the-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su/855385.antd