Đấu giá biển số xe: Làm cách nào để hạn chế việc bỏ cọc?

16/10/2023 08:10

Kinhte&Xahoi Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt cho biết, về mặt pháp luật, người bỏ cọc khi đấu giá biển số xe không sai bởi quy định đơn vị đấu giá đưa ra như vậy. Tuy nhiên, đơn vị đấu giá có thể đưa ra một số giải pháp để hạn chế bỏ cọc.

Đấu giá lại 6 biển số xe “siêu đẹp”

Theo thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (đơn vị tổ chức đấu giá biển số xe ô tô), 6 biển số "siêu đẹp" từng được đấu giá vào ngày 15/9 sẽ được đấu giá lại trong tháng 10.

Danh sách 6 biển số "siêu đẹp" trong tổng số 11 biển đã lên sàn hôm 15/9 được tổ chức đấu giá lại bao gồm: 51K-888.88 (thành phố Hồ Chí Minh, trúng đấu giá với giá 32,340 tỷ đồng); 30K-555.55 (Hà Nội, chốt giá 14,12 tỷ đồng); 30K-567.89 (Hà Nội, chốt giá 13,075 tỷ đồng); 36A-999.99 (Thanh Hóa, trúng đấu giá 7,47 tỷ đồng), 98A-666.66 (Bắc Giang, trúng giá 3,075 tỷ đồng) và 47A-599.99 (Đắk Lắk, chốt giá 1,37 tỷ đồng).

Có thể cấm tham gia đấu giá khi bỏ cọc đấu giá biển số xe. Ảnh: Minh hoạ

Nghị quyết 73/2022 của Quốc hội và các quy định hiện hành nêu rõ, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá biển số ô tô phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả.

Ngay sau khi có kết quả và biên bản đấu giá dành cho 11 biển số ngày 15/9, đến ngày 18/9, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đã ban hành quyết định phê duyệt trúng kết quả cho toàn bộ tài sản này.

Đồng thời, Cục CSGT gửi thông báo kết quả cho 11 khách hàng trúng đấu giá và tính thời hạn nộp đủ tiền theo quy định là đến hết ngày 3/10.

Tuy nhiên, hết thời hạn nộp tiền nhưng 6 khách hàng trúng đấu giá các biển số nêu trên vẫn chưa nộp tiền trúng đấu giá với tổng số tiền hơn 71 tỷ đồng.

Sau đó, Cục CSGT căn cứ quy định tại điểm a, Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 39/2023 để ban hành các quyết định về việc hủy kết quả đấu giá đối với 6 biển số, đưa ra đấu giá lại.

Ngoài ra, nếu người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trong thời hạn quy định thì kết quả đấu giá sẽ bị hủy. Biển số xe cũng được đưa ra đấu giá lại, còn số tiền đặt trước (40 triệu đồng) không được hoàn lại và sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước.

Giải pháp hạn chế bỏ cọc

Chia sẻ giải pháp để hạn chế bỏ cọc, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt cho biết, về mặt pháp luật, người trúng đấu giá không sai bởi quy định đơn vị đấu giá đưa ra như vậy. Bởi lẽ, có thể trong quá trình đấu giá người đấu giá không kiểm soát được cảm xúc khi ngồi trước máy tính mà trả quá tay và họ đã phải trả giá bằng việc mất 80 triệu tiền đặt cọc.

Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam thông báo danh sách 6 biển số "siêu đẹp" được tổ chức đấu giá lại bao gồm: 51K-888.88 (thành phố Hồ Chí Minh, trúng đấu giá với giá 32,340 tỷ đồng); 30K-555.55 (Hà Nội, chốt giá 14,12 tỷ đồng); 30K-567.89 (Hà Nội, chốt giá 13,075 tỷ đồng); 36A-999.99 (Thanh Hóa, trúng đấu giá 7,47 tỷ đồng), 98A-666.66 (Bắc Giang, trúng giá 3,075 tỷ đồng) và 47A-599.99 (Đắk Lắk, chốt giá 1,37 tỷ đồng). Việc phải đấu giá lại là điều không mong muốn của cơ quan đấu giá bởi sẽ mất rất nhiều thời gian của các cơ quan ban ngành, người đấu giá,…

Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt

Hiện tại, một số góp ý, chia sẻ cho rằng nên nâng số tiền cọc của mỗi người muốn tham gia đấu giá lên nhưng bà Hạnh cho rằng phương án trên không hợp lý bởi thực tế giá khởi điểm của mỗi biển số xe là 40 triệu đồng nên không thể đặt cọc vượt giá khởi điểm.

Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh cho biết thêm, để hạn chế tình trạng bỏ cọc, bà góp ý 2 giải pháp mà một số nước đã áp dụng trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng bỏ cọc.

Giải pháp thứ nhất là mỗi khách hàng tham gia đấu giá đều được mở một ví tiền trên website của đơn vị đấu giá. Theo đó, mỗi khi trả giá, khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản đó mới có thể trả giá. Nếu không đủ tiền thì sẽ không trả giá cao hơn số tiền khách hàng có trong ví.

Ví dụ, một khách hàng muốn trả giá mặt nàng với giá 300 triệu đồng thì khách phải chuyển tiền vào ví được đơn vị đấu giá cấp cho 300 triệu đồng. Trong quá trình trả giá, khách hàng muốn đấu giá lên 500 triệu đồng thì khách hàng phải chuyển thêm vào ví 200 triệu đồng nữa thì mới được trả giá ở mức 500 triệu đồng.

“Với giải pháp trên, khi kết thúc đấu giá, nếu khách hàng là người trúng đấu giá thì số tiền trong tài khoản đấu giá sẽ được trừ vào số tiền trúng đấu giá, khách hàng không trúng đấu giá sẽ được rút tiền trong ví về. Tuy nhiên, để làm được phương án này thì cần đẩy thời gian đấu giá lên thành 1 ngày chứ không thể để trong 1 giờ như hiện tại được”, bà Hạnh chia sẻ.

Bên cạnh giải pháp trên, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh góp ý thêm giải pháp thứ 2 là cơ quan chức năng có thể ra một chế tài là nếu khách hàng trúng đấu giá nhưng quá thời gian quy định không nộp tiền để nhận biển số (bỏ cọc – PV) thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra văn bản cấm người đó không được tham gia đấu giá biển số xe liên tục từ 3-5 năm.

“Tôi nghĩ cơ quan chức năng có thể tham khảo hai giải pháp nêu trên, bởi lẽ phải áp dụng như vậy thì mới đủ sức răn đe, tránh tình trạng bỏ cọc gây mất thời gian, công sức của rất nhiều người”, bà Hạnh thông tin.

 Duy Khương - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khi di sản thành 'thương hiệu'…

Năm 2023 đánh dấu tròn 30 năm di sản Việt chính thức được vinh danh trên thế giới. Kể từ năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đến nay, Việt Nam đã có 33 di sản được vinh danh.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/dien-dan-luat-su-chuyen-gia/dau-gia-bien-so-xe-lam-cach-nao-de-han-che-viec-bo-coc-d199613.html