"Điểm danh" 13 hành vi vi phạm phòng chống Covid-19 bị phạt nặng ở Hà Nội

04/04/2020 13:46

Kinhte&Xahoi Sở Tư pháp TP Hà Nội vừa liệt kê 13 hành vi nếu cá nhân, tổ chức không tuân thủ trong phòng chống Covid-19 sẽ bị phạt 300 nghìn đồng đến 20 triệu đồng, nặng hơn có thể bị xử lý hình sự

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa 300 ngàn đồng.

Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa 5 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7 triệu đồng.

Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tối đa đến 10 triệu đồng đối với cá nhân, 20 triệu đồng đối với tổ chức.

Tập trung đông người, không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị phạt nặng. Trong ảnh: Người dân nhộn nhịp tập thể dục quanh hồ Gươm sau lệnh cách ly xã hội. (Ảnh: Toàn Vũ)

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10 triệu đồng đối với cá nhân, 20 triệu đồng đối với tổ chức.

Hành vi trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự.

Người nào đưa lên mạng thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.

Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng chống dịch Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự.

Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ…) vẫn kinh doanh khi có quyết định tạm đình chỉ hoạt động để phòng chống Covid-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiến giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thầy giáo mở khóa học online quyên góp chống dịch

Dịch Covid -19 đang hoành hành trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đã chịu những hậu quả nặng nề. Không thể đứng ngoài cuộc, thầy giáo Nguyễn Bá Trường Giang đã góp sức mình và huy động bạn bè, phụ huynh cùng vào cuộc chống dịch. Chẳng quản ngại khó khăn, vất vả, thầy đã tự lái xe đi vào tâm dịch mang theo đồ bảo hộ trao tận tay các bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

Cơ sở lưu trú đăng ký phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19: Chủ động đồng hành cùng thành phố

Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã lập danh sách cơ sở lưu trú du lịch đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng, chống dịch để làm nơi cách ly có thu phí. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay đã có 156 khách sạn, resort được chọn làm nơi cách ly tập trung với cam kết giảm giá phòng và dịch vụ cho người thực hiện cách ly có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Tại Hà Nội, nhiều khách sạn cũng đã chủ động đăng ký, sẵn sàng các điều kiện khi thành phố huy động.

https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-13-hanh-vi-vi-pham-phong-chong-covid-19-bi-phat-nang-o-ha-noi-20200404121042093.htm