Ảnh minh họa. (Nguồn: Kitco News)
Giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,73 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,25 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên giảm 50.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 120.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 56,86 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,28 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên tăng 20.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 60.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức 56,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,47 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên tăng 50.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch với mức giá 1.806,6 USD/ounce (Theo Kitco News).
Hiện giá vàng thế giới tương đương khoảng 50,2 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Sau nhiều ngày duy trì ở mức thấp, giá vàng thế giới đã tăng vọt qua ngưỡng cản 1.800 USD/ounce.
Xu hướng tăng giá của kim loại quý nối dài trong phiên thứ tư liên tiếp, nhờ lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm và chỉ số giá đồng USD giảm. Lợi suất kho bạc Mỹ và sức mạng USD đồng loạt giảm sau báo cáo, hỗ trợ giá vàng phục hồi.
Vàng tăng theo giá dầu khi mặt hàng này lên mức cao nhất 6 năm rưỡi. Giá dầu thô tăng cũng đang thúc đẩy hoạt động mua vàng miếng của các nhà xuất khẩu dầu. Xu hướng các nước xuất khẩu dầu tăng cường mua vàng sẽ còn tiếp diễn.
Các chuyên gia nhận định, việc giá vàng thế giới có tiếp tục vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce hay không còn là câu hỏi khó. Trong tuần này, giới đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến được công bố vào thứ tư để đoán định hướng đầu tư.
Lê Hải - Pháp luật Plus