"Giải cứu tàu 67” nằm bờ

07/11/2019 09:20

Kinhte&Xahoi Hiện nay, còn 55 "tàu 67" nằm bờ không ra khơi được, nguyên nhân do đánh bắt không hiệu quả, thứ 2, có 2 chủ tàu qua đời.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 6/11, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

Ảnh minh hoạ.

Trả lời các đại biểu về các vấn đề liên quan đến “tàu 67” như: Lợi dụng chính sách đánh bắt xa bờ để trục lợi; nhiều tàu dừng hoạt động, không duy tu dẫn tới nợ xấu,… Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Nghị định 67 ban hành năm 2014 trong bối cảnh cần hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích ngư dân vươn xa vừa phát triển kinh tế vừa duy trì an ninh biển.

Đến nay, đã phát triển được 1030 phương tiện công suất lớn trên 80 mã lực, trong đó có 358 chiếc tàu sắt là loại hình đóng mới. Hiện nay, còn 55 "tàu 67" nằm bờ không ra khơi được, nguyên nhân do đánh bắt không hiệu quả, thứ 2, có 2 chủ tàu qua đời. Ngoài ra, có một số chủ tàu muốn chuyển đổi.

Trước tình hình đó, chúng ta cần xác định tiềm năng ngư trường không đủ, duy trì lãi suất ngân hàng trong 11 năm cũng không phù hợp, nên phải thay đổi.

Từ 2018 đến nay, chúng ta đã chuyển đổi sang loại hình hỗ trợ người dân đủ điều kiện khai thác để đóng tàu. Thủ tướng cũng chỉ đạo 28 tỉnh tổng kết chương trình 67, từ đó đưa ra các chính sách, phương pháp mới thay thế những gì không phù hợp.
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận phát hiện của đại biểu, nhất là công tác trục lợi chính sách mà cụ thể là Nghị định 67. Bộ sẽ yêu cầu các tỉnh rà soát lại.

Còn đối với các giải pháp về quản lý, cần phải quản chặt thiết bị định vị. Nếu phát hiện sai phạm thì không cấp phép cho các tàu ra khơi nữa. Bên cạnh đó, nếu phát hiện chi cục thủy sản nào móc nối với ngư dân để rút tiền ngân sách hỗ trợ thì phải xử lý nghiêm khắc.

Ảnh minh hoạ.

Bổ sung cho phần trả lời của bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết: Đối với việc triển khai Nghị định 67, sau khi làm việc với các địa phương, chúng tôi đã tiếp tục báo cáo Thủ tướng để triển khai.

Và trong thẩm quyền của mình, chúng tôi đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho nhiều nông dân vay vốn, thực hiện cơ chế hỗ trợ để chuyển đổi chủ tàu. Cuối tháng 10, chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức lại sản xuất hiệu quả bền vững hơn, và kiến nghị UBND các tỉnh, thành tập trung phối hợp với ngân hàng để rà soát các trường hợp. Những trường hợp bất khả kháng thì cơ cấu lại nợ, còn đối với các trường hợp chây ỳ, thì sẽ kiên quyết thu hồi nợ.

Với các giải pháp này, Bộ NNPTNT, các địa phương và ngân hàng cùng phải vào cuộc để giải quyết tốt hơn, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Người dân Hạ Đình yêu cầu Rạng Đông đền bù 1 tỷ đồng/1 lít máu nhiễm thuỷ ngân

Người dân khu đô thị 54 Hạ Đình (Hà Nội) yêu cầu Công ty Rạng Đông bồi thường về vật chất và tinh thần sau vụ cháy, trong đó yêu cầu bồi thường 1 tỷ đồng/1 lít máu bị nhiễm 0,1 microgram thủy ngân. Đây là các hộ dân sống cách đám cháy từ 1-100m, thuộc vùng nhiễm độc thuỷ ngân do vụ cháy gây ra.

Hiểm nguy rình rập từ những chiếc xe gắn máy biển “AA”

Những chiếc xe gắn máy dưới 50cc (xe gắn máy biển “AA”) tuy phân khối nhỏ nhưng mỗi khi xuất hiện trên đường đều dễ khiến người dân bất an bởi đây là loại phương tiện không yêu cầu người điều khiển phải có bằng lái, nên phần lớn người đi xe đều là các thiếu niên chưa hiểu hết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao...

Nguồn: Pháp luật Plus