Giải đáp thắc mắc thường gặp về virus gây dịch Covid - 19

22/03/2020 09:04

Kinhte&Xahoi Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất về chùng mới virus corona.

Chúng ta biết gì về virus gây dịch Covid-19?

Virus gây dịch Covid-19 (nCoV) là một cá thể của "gia đình" virus corona xuất hiện từ động vật rồi lây sang người vào cuối năm ngoái. Đa số những người bị nhiễm ban đầu làm việc hoặc thường xuyên mua sắm tại chợ hải sản Huanan ở trung tâm thành phố Vũ Hán - Trung Quốc.

Chình vì đặc tính bất thường có thể "nhảy" từ loài này sang loài khác, nCOV dường như truyền bệnh mạnh mẽ hơn ở người. Ước tính, nếu không có biện pháp ngăn chặn triệt để, một người bình thường nhiễm Covid-19 có thể truyền sang hai người khác. Virus này gây tỷ lệ tử vong cao hơn các bệnh thông thường như cúm mùa. Sự kết hợp giữa khả năng lây lan và gây bệnh nghiêm trọng của nCoV đã khiến nhiều quốc gia lên kế hoạch cho các biện pháp y tế cộng đồng rộng rãi nhằm mục đích ngăn chặn và hạn chế tác động của dịch.

Làm thế nào để ngăn chặn bản thân và những người xung quanh bị nhiễm bệnh?

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, kể cả khi ở nhà hay đi làm. Trong trường hợp không có xà phòng và nước thì sử dụng thay thế bằng dung dịch sát khuẩn nhanh.

- Tránh chạm vào mặt.

- Ho và hắt hơi vào khăn giấy hoặc khuỷu tay rồi vứt ngay giấy vừa sử dụng vào thùng rác, rửa sạch khuỷu tay.

- Tránh tiếp xúc gần với những người đang có triệu chứng bệnh.

-  Hạn chế ra đường và chỗ đông người, thực hiện tự cách ly khi có triệu chứng bệnh.

Nên làm gì nếu có triệu chứng bệnh?

Người có triệu chứng ho dai dẳng, thân nhiệt cao phải lập tức đến cơ quan y tế để xét nghiệm nCoV để có biện pháp chữa trị kịp thời, không đi lại và tiếp xúc với người khác. Hộ gia đình nơi người có triệu chứng trên sinh sống nên ở nhà trong 14 ngày, đồng thời tránh xa người khác. 

Nếu nhiễm virus corona, cơ thể sẽ ra sao?

Một nghiên cứu lớn ở Trung Quốc cho thấy khoảng 80% trường hợp được xác nhận có triệu chứng khá nhẹ (được xác định là không có nhiễm trùng đáng kể trong phổi). Khoảng 15% có các triệu chứng nghiêm trọng gây khó thở, oxy máu thấp hoặc các vấn đề về phổi khác và ít hơn 5% trường hợp nguy kịch, có suy hô hấp, sốc nhiễm trùng hoặc nhiều vấn đề về nội tạng.

Tuy nhiên, số lượng lớn các trường hợp nhẹ, bệnh đang âm thầm phát triển, và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian khi việc sàng lọc rộng diễn ra. Người già và những người có vấn đề về hô hấp, bệnh tim hoặc tiểu đường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Có thể nhiễm bệnh trên các phương tiện giao thông công cộng không?

Hầu hết sự lây lan bệnh xảy ra trong các gia đình, nơi mọi người sinh hoạt gần nhau. Virus cũng có thể ở trên tay nếu bạn chạm vào một bề mặt mà ai đó bị nhiễm bệnh đã chạm vào trước đó. Virus có thể tồn tại trong 48 giờ hoặc thậm chí lên đến 72 giờ trên một bề mặt cứng, chẳng hạn như các ống tay vịn xe bus, tàu. Đó là lý do tại sao lời khuyên là rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mặt, để ngăn chặn virus xâm nhập vào mũi, miệng hoặc mắt của bạn.

Khi nào chúng ta có vắc-xin?

Những nỗ lực để phát triển một loại vắc-xin hiệu quả chống Covid-19 đã nhanh chóng hơn so với các dịch bệnh trong lịch sử, như Ebola. Một số nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các mẫu trên động vật và chuẩn bị thực hiện các thử nghiệm nhỏ ở người. Công ty Moderna Therapeutics của Mỹ đã tuyển dụng và hy vọng sẽ tuyển được 45 tình nguyện viên tuổi từ 18 đến 55 và khởi động thử nghiệm mẫu vắc xin vào cuối tháng Tư.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/giai-dap-thac-mac-thuong-gap-ve-virus-gay-dich-covid--19-d119924.html