Hà Nội bồi thường tái định cư cho hơn 14.600 hộ dân khi xây dựng đường Vành đai 4

04/05/2022 16:50

Kinhte&Xahoi Thông tin trên được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết tại buổi Tọa đàm “Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay (4/5).

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, Dự án trọng điểm quốc gia Vành đai 4- Vùng Thủ đô có hình thức đầu tư là hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn chia sẻ tại buổi tọa đàm

Hiện, tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ, chia thành 3 nhóm dự án thành phần. Trong đó nhóm dự án 1 là giải phóng mặt bằng ứng với 3 địa phương và 3 dự án. Nhóm 2 là dự án đường đô thị song hành dưới thấp cho 3 địa phương. Nhóm 3 là dự án xã hội hóa (chỉ 1 dự án) theo mô hình đối tác công tư (PPP) và hợp đồng BOT do nhà đầu tư đảm nhận.

Vốn đầu tư nhóm 1, 2 thì ngân sách Trung ương và địa phương đảm nhận. Nhóm dự án 3 thì nhà đầu tư BOT đảm nhận với tổng mức đầu tư là 29.410 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, cả 2 khu vực vốn ngân sách Trung ương và địa phương đã được cân đối tương đối hoàn chỉnh của đầu tư công trung hạn Trung ương 2021-2025. Đối với Chính phủ, dự kiến cân đối trên 28.000 tỷ đồng . Đối với 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh cũng phải cân đối trên 28.000 tỷ, trong đó Hà Nội là chủ yếu, tiếp đó đến Bắc Ninh và Hưng Yên.

Đối với 3 địa phương triển khai dự án đường song hành dưới thấp, có khả năng vốn phải tính đến năm 2026 và tiến độ đầu tư phù hợp với quá trình hình thành cấu trúc toàn tuyến.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP, khó khăn lớn nhất của Dự án trọng điểm quốc gia Vành đai 4- Vùng Thủ đô là công tác giải phóng mặt bằng. Nếu như dự án Vành đai 3 TPHCM cơ bản không có đường sắt thì dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô là giải phóng mặt bằng dự trữ cho hành lang phát triển đường sắt 30m trong tổng lộ giới giao động từ 90-135m, trung bình là 125 m. Vì vậy nhóm dự án 1 là chìa khóa mở cho dự án 2, 3.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn, hiện, quy mô giải phóng mặt bằng đối với Vành đai 4 tương đối lớn, 1.341 ha cho cả 3 tỉnh, thành phố; Chiếm 19.000 tỷ trên tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Riêng thành phố Hà Nội phải có một phương án bồi thường tái định cư cho khoảng 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ. Hiện thành phố đã chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô khoảng 36,3 ha.

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, giải phóng mặt bằng là chìa khóa quyết định để triển khai dự án này. Khi vượt qua khó khăn này thì các dự án thành phần kế tiếp như dự án nhóm 2 đường song hành đô thị sẽ diễn ra theo dự kiến từ năm 2022-2026. Đặc biệt dự án trung tâm PPP-BOT sẽ hoàn thành trong năm 2025...

 Huy Dương - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư...

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-boi-thuong-tai-dinh-cu-cho-hon-14600-ho-dan-khi-xay-dung-duong-vanh-dai-4-195562.html