Hà Nội: Chỉ số giá tăng 1,16% với tác động mạnh từ giá xăng dầu

28/02/2022 10:42

Kinhte&Xahoi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Hà Nội tháng 2-2021 tăng 1,16% so với tháng trước; tăng 1,26% so với tháng 12-2021 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2022 tăng 2,39% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

So với tháng trước, nhóm giao thông tăng 2,17% (tác động làm tăng CPI chung 0,21%), chủ yếu do giá xăng, dầu điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2022 đến nay (xăng tăng 8,1%; dầu diezel tăng 7,3%). Tiếp theo là nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 2,02% (tác động làm tăng CPI chung 0,63%) do nhu cầu tiêu thụ của người dân trong dịp Tết tăng cao (trong đó, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,28%; thực phẩm tăng 1,74%; lương thực tăng 0,66%). Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,78% (tác động làm tăng CPI chung 0,09%) do trong tháng thành phố tiếp tục cho phép mở cửa trở lại các rạp chiếu phim, khu di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đón du khách sau thời gian dài tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,12% (tác động làm tăng CPI chung 0,23%) do ảnh hưởng của giá gas và dầu thế giới trong tháng tăng cao (gas tăng 3,39%; dầu tăng 8,39%).

Các nhóm còn lại có chỉ số CPI tăng nhẹ. Cụ thể, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; bưu chính - viễn thông tăng 0,02%; giáo dục tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,09%. Riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình bằng tháng trước.

So với tháng trước thì chỉ số giá vàng tăng 1,91% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,3%.

 Hồng Sơn - Hà Nội mới 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khôi phục chính sách thị thực với khách nhập cảnh Việt Nam

Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 1231/VPCP-KGVX (ngày 25-2-2022) gửi Bộ Ngoại giao truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khôi phục chính sách thị thực đã áp dụng cho khách nhập cảnh Việt Nam như trước khi có dịch Covid-19.

Thành phố Hồ Chí Minh: Kỳ vọng một đô thị hiện đại

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra chậm hơn giai đoạn trước do nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do đến từ công tác lập quy hoạch. Hiện thành phố đang lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Người dân thành phố kỳ vọng với điều chỉnh quy hoạch lần này, thành phố sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư để phát triển đô thị hiện đại, bền vững.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1025794/ha-noi-chi-so-gia-tang-116-voi-tac-dong-manh-tu-gia-xang-dau