Hà Nội: Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng

10/05/2023 10:36

Kinhte&Xahoi Để xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù tạo đột phá để tiếp tục phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 3/2/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ảnh minh họa

Kế hoạch đặt ra chỉ tiêu đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 và 2030 gồm 20 chỉ tiêu (10 chỉ tiêu phát triển kinh tế; 5 chỉ tiêu phát triển văn hóa, xã hội; 5 chỉ tiêu phát triển đô thị).

Bên cạnh đó, thành phố phát huy và khẳng định vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội trong xây dựng và phát triển vùng hiện đại, văn minh, sinh thái; Trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và một số trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, thông minh, xanh, bền vững.

Để xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc bộ, ngành trung ương và các địa phương liên quan trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù tạo đột phá để tiếp tục phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội.

Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã rà roát, hoàn thiện các cơ chế chính sách và các quy định của pháp luật để đẩy mạnh các liên kết giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên, đất đai, nguồn nước.

Thành phố giao các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng nghiên cứu, xây dựng thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng, cho từng địa phương; Trong đó có cơ chế, chính sách về tài chính, ngân sách, đầu tư để khuyến khích, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, tạo nguồn lực, động lực phát triển mới cho Thủ đô và Vùng đồng bằng sông Hồng; Cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho các dự án vùng, liên vùng.

Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu giải pháp phát triển các loại dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong vùng nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước.

UBND thành phố giao Sở Du lịch tham mưu giải pháp phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế và từng địa phương xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao, phát huy giá trị nền “văn minh sông Hồng”.

Thành phố cũng phấn đấu đến năm 2030 nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh), tuyến Hà Nội - Hải Phòng, tuyến vành đai phía Đông - Hà Nội (đoạn Ngọc Hồi - Thạch Lỗi); Cải tạo các tuyến đường thủy nội địa Hải Phòng, Quảng Ninh về Hà Nội, Việt Trì; Nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, nạo vét luồng lạch tại các điểm nghẽn hạ tầng trên sông Hồng.

 Diệu Linh - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thay đổi phương thức quản trị hành chính công: Những ''điểm sáng'' của Hà Nội

Thay đổi phương thức quản trị hành chính công là yêu cầu cấp thiết và là xu thế tất yếu khi thành phố Hà Nội lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả công việc hành chính. Những “điểm sáng” trong thực hiện đã tạo nên những thay đổi căn bản về phương thức quản trị hành chính công tại Thủ đô.

Xử nghiêm cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, kiên trì mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; là yêu cầu quan trọng hiện nay của Chính phủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-hoan-thien-the-che-chinh-sach-phat-trien-va-lien-ket-vung-223578.html