Hà Nội sẽ cổ phần hoá hàng loạt doanh nghiệp dịch vụ công

25/08/2019 09:23

Kinhte&Xahoi Các công ty đang cung cấp dịch vụ công cộng như thoát nước, cây xanh, môi trường, quản lý công viên cũng sẽ được triển khai cổ phần hóa.

Đối với doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần sẽ bán hết

Thông tin trên được UBND TP. Hà Nội đưa ra trong văn bản yêu cầu sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Thành phố, giai đoạn 2016-2020.

Theo UBND Thành phố, các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020 có quy mô vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, số lượng lao động nhiều.

Cụ thể, thành phố cổ phần hóa 16 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm: 5 tổng công ty, 4 công ty mẹ - công ty con, 7 công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước độc lập. Đồng thời thoái vốn tại 96 doanh nghiệp.

Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội sẽ triển khai cổ phần hóa 5 Tổng công ty; 4 công ty hoạt động theo hình thức mẹ -con và 7 công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước độc lập.

UDIC (Tổng công ty Đầu tư PTĐT UDIC), Handico (Tổng công ty Đầu tư & PT nhà Hà Nội), Hanoi Tourists (Tổng công ty Du lịch Hà Nội), Transerco (Tổng công ty Vận tải Hà Nội) Hapro, Hawaco (Nước sạch Hà Nội)… là những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn nhất, lên tới cả ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ông lớn, có một số doanh nghiệp bị âm vốn chủ sở hữu trong danh sách cổ phần hóa.

Danh sách các Tổng công ty tiến hành cổ phần hóa giai đoạn 2016 - 2020 của UBND TP. Hà Nội.

Một loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng cũng sẽ được cổ phần hóa như Thoát nước Hà Nội, Môi trường Đô thị Hà Nội hay các doanh nghiệp được giao quản lý công viên như công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội (Công viên Thủ Lệ), công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất, công ty TNHH Công viên Cây Xanh Hà Nội,... Theo kế hoạch, công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng) vốn trực thuộc Công ty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội sang  công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Nội, đồng thời thành phố sẽ cho phá sản doanh nghiệp công ty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội.

UBND Thành phố nhấn mạnh, việc cổ phần hóa đúng lộ trình, phù hợp với khả năng hấp thụ nguồn vốn của thị trường, bảo đảm ổn định của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần sẽ bán hết.

Đối với công tác thoái vốn, UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND về thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội.

Cụ thể, từ nay đến 2020, TP. Hà Nội triển khai thoái vốn Nhà nước đầu tư tại 96 doanh nghiệp, trong đó, số doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc các Tổng công ty, Công ty mẹ - công ty con và các doanh nghiệp độc lập 100% vốn Nhà nước là 66 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND Thành phố là 30 doanh nghiệp.

Trong đó, Tổng công ty Phát triển nhà Hà Nội có nhiều công ty con phải thực hiện nhất, gồm 16 công ty; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị có 15 công ty; Tổng công ty Vận tải Hà Nội có 9 công ty; Tổng công ty Du lịch Hà Nội có 9 công ty.

Các công ty nằm trong diện thoái vốn lần này của UBND TP. Hà Nội có nhiều công ty lớn như Giầy Thượng Đình, Nhựa Hà Nội, Dệt Minh Khai, Hanel, Thống Nhất Hà Nội… Và có tổng vốn điều lệ nằm trong kế hoạch này là hơn 10.300 tỷ đồng, vốn Nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng.

UBND Thành phố đã giao Sở Tài chính - Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố chủ trì cùng các thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố và doanh nghiệp xác định thời điểm triển khai sắp xếp, cổ phần hóa, trình UBND Thành phố thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa đảm bảo hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bệnh “né” của người Việt

Những câu chuyện như trên vẫn đang tồn tại phổ biến trong cuộc sống, từ mỗi gia đình cho tới xã hội về lòng tự trọng và tự chịu trách nhiệm.

Theo Tiền Phong/ Pháp luật Plus