Hậu Giang: Hướng về ngày Thương Binh – Liệt sĩ 27/7

24/07/2018 10:12

Kinhte&Xahoi Chiến tranh đã đi qua, nhưng những mất mát đau thương vẫn còn đó và không gì có thể bù đắp được.

Hàng năm, cứ đến 27/7, người dân Hậu Giang lại tưởng nhớ về những người đã hy sinh máu xương vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ ngày mà cả nước tưởng nhớ về những người con anh hùng đã mãi mãi nằm lại với đất mẹ, hy sinh máu xương, một phần thân thể vì nền độc lập dân tộc. Sự hy sinh đó là động lực để triệu “trái tim” người con đất Việt tự hào, ngọn lửa yêu nước cháy mãi trong tim mỗi người.

Toàn cảnh Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Hậu Giang nhìn từ trên cao.(ảnh:Internet).

Vào ngày lịch sử thế này, về mảnh đất Hậu Giang để cảm nhận tình người nơi đây, niềm tự hào, những mất mát mà chiến tranh đã để lại để hôm nay một vùng đất mới đang từng ngày thay da đổi thịt, luôn hướng tấm lòng tri ân đến những vị anh hùng đã ngã xuống.

Nghĩa Trang Liệt sĩ tỉnh Hậu Giang những ngày tháng 7 luôn nghi ngút khói nhang của các gia đình có người thân chôn cất ở đây, những nén nhang của các cấp lãnh đạo, người dân, học sinh, sinh viên, ban ngành đoàn thể tỉnh đến để thể hiện sự biết ơn, tri ân, tưởng nhớ những người có công với cách mạng.

Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Ông Trần Công Chánh cùng lãnh đạo địa phương đến thắp hương thể hiện tấm lòng tri ân đến các Thương binh, Liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Hậu Giang.(ảnh: Internet)

Ngược dòng lịch sử của dân tộc, người dân Hậu Giang anh hùng đã chiến đấu bằng cả máu xương, hy sinh bản thân để cống hiến cho đất nước vì nền độc lập tự do. Ngày nay trên địa bàn tỉnh có những khu di tích ghi dấu lịch sử để nhắc nhớ người dân nhớ ơn thế hệ trước.

Điển hình có thể kể đến Bảo Tàng Hậu Giang nơi đây có Nhà trưng bày Chiến Thắng Chương Thiện. Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện còn có tên gọi khác là Địa điểm lưu niệm Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân khu 9, được đặt tại 2 điểm: Khu vưc 3, phường 5, TP Vị Thanh và ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ).

Chương Thiện từng là một tỉnh dưới chế đọ ngụy quyền Sài Gòn, thành lập cuối năm 1960. Địch coi Chương Thiện là tuyến phòng thủ từ xa để bảo vệ đầu não vùng 4 chiến thuật (đóng tại Cần Thơ). Còn ta xác định Chương Thiện là vành đai vững chắc để bảo vệ căn U Minh, là bàn đạp để tấn công vào Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá. Nơi đây còn là hậu phương lớn phục vụ công cuộc kháng chiến.

Sau khi Hiệp định Paris năm 1973 có hiệu lực, ngụy quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ vẫn nung nấu ý đồ tiêu diệt cách mạng miền Nam, xóa bỏ vùng giải phóng với những kế hoạch bình định, lấn chiếm… Nhận ra âm mưu của địch, quân ta đã có sự chuẩn bị để đối phó.

Trong suốt 11 tháng (từ tháng 1 đến tháng 11/1973), quân và dân ta đã kiên cường bám trụ, chiến đấu dũng cảm, giữ vững địa bàn. Tính đến cuối năm 1973, bộ đội chủ lực của Quân khu 9 và quân dân tỉnh Cần Thơ (cũ), cùng các tỉnh Sóc Trăng, Rạch giá đã đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch có ý định bình định, lấn chiếm Chương Thiện – Long Mỹ, Vị thanh giải phóng nhiều địa bàn quan trọng như: Long Phú, Vĩnh Qưới, Lái Thiêu… làm thất bại hoàn toàn âm mưu của địch.

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng đã ngã xuống cho đến ngày hôm nay, nhằm nhắc nhớ người dân tri ân và tưởng nhớ công lao đó. Lịch sử đã đi qua nhưng mất mất vẫn còn đó, nỗi đau thì không gì có thể bù đắp được.

Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện - nơi ghi dấu công lao của các anh hùng đã ngã xuống trên mảnh đất Hậu Giang.

Chiến tranh đã đi qua, hàng ngàn người đã ngã xuống nhưng để lại cho dân tộc một tinh thần sức mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện sức mạnh truyền thống và lý tưởng của thời đại, hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hình tượng đẹp nhất của lịch sử dân tộc. Trong chiến tranh nhiều chiến sĩ, đồng bào đã bị thương, nhiều người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường nó trở thành truyền thống, nhân dân đã dành tình yêu thương của mình, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, bệnh binh một cách tận tình chu đáo qua gần hàng chục năm nay ở mảnh đất Hậu Giang nói riêng, cả nước nói chung.

Kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2018), nhân dân cả nước nói chung, người dân Hậu Giang nói riêng luôn hướng về các chiến sĩ đã hy sinh, bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng những thương binh, liệt sĩ anh dũng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong cuộc sống hôm nay. Chúng ta, thế hệ trẻ của người dân Hậu Giang không được phép quên mà cần phải trân trọng, giữ gìn những thành quả cách mạng, trân trọng và tri ân các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, xả thân vì đất nước. 

Theo KD&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM