Khám sức khỏe cho sinh viên ít nhất 1 lần/năm học

10/02/2022 09:37

Kinhte&Xahoi Ngày 31-12-2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 33/2021/TT-BYT quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Điều 3 của Thông tư quy định việc chăm sóc sức khỏe người học như sau:

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người học theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục.

- Tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học. Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

- Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục.

- Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.

- Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.

Ngoài ra, Thông tư cũng yêu cầu triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục gồm tư vấn cho người học về các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích; tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh; bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy, các chất gây nghiện và các nội dung khác về y tế.

Thông tư số 33/2021/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15-2-2022.

Theo Hà Nội mới 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Không để kinh doanh kiểu... lấn hè, chiếm phố!

“Đến hẹn lại lên”, cứ sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, khi nhịp sống trở lại bình thường thì các cửa hàng kinh doanh, buôn bán lại bày biện hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh đã lợi dụng việc nới lỏng giãn cách phòng, chống dịch Covid-19 để tái lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường… Thực trạng này đòi hỏi chính quyền các địa phương cần siết chặt công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm hè phố để kinh doanh, bảo đảm trật tự đô thị.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1024402/kham-suc-khoe-cho-sinh-vien-it-nhat-1-lannam-hoc