Hình minh họa.
Sau đó, chính quyền xã sở tại đã đăng tải trên các kênh thông tin và người thân cháu bé đã đến nhận. Khi thấy bà ngoại trong đoàn người nhà đến nhận, cháu bé đã hét lên mừng rỡ và chạy lại ôm chầm lấy bà ngoại, làm những người có mặt trong buổi bàn giao ấy rưng rưng xúc động.
Ở đời, tình mẫu tử vốn thiêng liêng và đứa con luôn là tương lai, niềm tự hào của người mẹ, của gia đình. Vậy tại sao số trẻ em bị gia đình từ bỏ lại ngày một tăng? Nguyên nhân thì có nhiều. Có thể là do một số người mẹ lâm cảnh khó khăn, bị bệnh tật, không đủ sức vượt qua hoặc không dám đối mặt với dư luận khi mang thai ngoài ý muốn.
Trong số này, các bà mẹ có con mắc bệnh hiểm nghèo đòi hỏi chi phí chữa trị cao như ung thư, bệnh tim hoặc bị dị tật nặng nề… khiến họ không đủ sức cứu chữa cho con, đành chấp nhận từ bỏ để con được người hảo tâm, cộng đồng giúp đỡ. Bên cạnh đó, một số cô gái trẻ vì không được trang bị kiến thức phòng tránh thai nên đã có thai ngoài ý muốn.
Gia đình là môi trường tốt nhất cho trẻ em phát triển. Vì thế, thiết nghĩ việc hỗ trợ các bà mẹ đơn thân, gia đình nghèo để họ đủ sức đương đầu với khó khăn, dũng cảm nuôi con là giải pháp hiệu quả để tránh xảy ra những chuyện đau lòng.
Bên cạnh việc nâng mức trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ các bà mẹ đơn thân, cần thiết phải xây dựng mạng lưới chăm sóc trẻ em cộng đồng. Ngoài hỗ trợ các bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc trẻ, mạng lưới có nhiệm vụ phát hiện nguy cơ bỏ rơi trẻ em ở các gia đình nghèo khó để tìm giải pháp xử lý.