Kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội: 3 thí sinh bị đình chỉ thi vì mang tài liệu, gần 500 thí sinh vắng mặt

02/06/2019 16:59

Kinhte&Xahoi Chiều ngày 2/6, hơn 85.000 học sinh ở Hà Nội bước vào làm bài thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Một kỳ thi quan trọng tại Hà Nội.

Để tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay, Hà Nội đã thành lập 169 điểm thi với hơn 3.600 phòng thi; phân công 169 cán bộ làm trưởng điểm thi với yêu cầu chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức kỳ thi tại đơn vị mình; điều động hơn 7.600 giáo viên coi thi.

2019 là năm đầu tiên thí sinh Hà Nội phải thi 4 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và cũng là lần đầu tiên Hà Nội chỉ lấy điểm thi để xét tuyển vào lớp 10 công lập, không tính điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở bậc THCS.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng phụ trách đoàn kiểm tra của Sở kiểm tra hàng loạt điểm thi ngày 2-6

Trong buổi thi đầu tiên kỳ thi lớp 10 THPT Hà Nội, thành phố có 85.060 số thí sinh dự thi, vắng gần 500 thí sinh.

Cũng trong buổi thi này, giám thị đã phát hiện và xử lý 6 trường hợp vi phạm quy chế thi, trong đó có 3 thí sinh bị đình chỉ, 3 trường hợp còn lại bị khiển trách.

Đáng chú ý là 3 trường hợp thí sinh dự thi THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và THPT chuyên Nguyễn Huệ bị đình chỉ thi vì mang tài liệu và điện thoại vào phòng thi.

Cách tính điểm vào lớp 10 ra sao?

Nguyên tắc tuyển sinh được tính theo: Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn) x 2 + (Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn thứ tư ) + Điểm cộng thêm. Trong đó, bài thi của các môn tính theo thang điểm 10.

Các trường căn cứ vào diện ưu tiên (đúng quy định) của học sinh để xác định điểm cộng thêm. Các trường tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo điểm xét tuyển từ trên cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Các trường chỉ tuyển đối với HS có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0.

Tham khảo: Đề thi vào lớp 10 môn Toán tại Hà Nội năm 2018

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

 Theo Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyện buồn… “tham nhũng tương lai”

Tuần qua, dư luận tiếp tục dậy sóng khi những kết quả điều tra mới được công bố: mỗi thí sinh được nâng điểm từ trượt thành đỗ vào trường theo nguyện vọng, cha mẹ mỗi thí sinh Sơn La phải chi 1 tỷ đồng, bằng tổng tiền lương 20 năm của một kỹ sư mới ra trường. Nếu ai đó nói vấn đề lớn nhất của giáo dục Việt Nam hiện nay là chất lượng thì biểu hiện cụ thể là sự không trung thực của sản phẩm giáo dục, do những hoạt động giáo dục chưa thượng tôn pháp luật…