Làng Đống Ba chuẩn bị đón hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự lễ hội

12/03/2019 09:09

Kinhte&Xahoi Làng Đống Ba thuộc phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội mở hội làng vào ngày 10/2 âm lịch thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự.

Vào những ngày đầu xuân năm mới, khi trời đất giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan, nhân dân ở khắp các vùng quê Việt Nam lại tưng bừng mở hội.

Hòa chung không khí tưng bừng ấy, nhân dân làng Đống Ba cũng nô nức mở hội làng vào ngày 10 tháng 2 đến hết ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Hội làng Đống Ba là một nét văn hóa cuốn hút với những nghi thức vô cùng tôn nghiêm và thuần Việt gồm có: tế lễ, rước, trò vui và hát quan họ.

Theo sử sách hội làng đã có từ xa xưa và tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời thượng cổ. Hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng Đống Ba thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua những lần thi làm cổng chào giữa các xóm, hay trò thi hát giao duyên, kéo co…

Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với truyền thống vàng son đã có từ ngàn đời. Cũng như các lễ hội truyền thống, hội làng Đống Ba gồm 2 phần: Phần lễ hội, thường diễn ra ở ngôi đình làng.

Phần lễ thể hiện phần ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân được dân làng Đống Ba coi như thần thánh, đó là Quách Lãng Tướng Công và nhị vị công chúa Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương là người bảo trợ tinh thần và đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho dân làng Đống Ba. Phần lễ thường có các hoạt động rước nước và ộc dục, rước, tế và dâng hương vô cùng trang nghiêm.

Đó là phần lễ, còn phần hội, không khí cũng thật vui nhộn và sôi nổi. Phần hội của hội làng gồm rất nhiều trò vui như: kéo co, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… thu hút nhiều người tham gia, cổ vũ.

Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, thưởng thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vứt vả, không kể sang hèn. Vì thế có thể cho rằng, hội làng Đống Ba đã tạo lên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành viên trong làng xóm, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị văn hóa giữa các hệ.

Mùa lễ hội Đống Ba đang trong những ngày chuẩn bị, tuy nhiên các xóm đã nô nức tập luyện các tiết mục văn nghệ và các trò chơi dân gian như kéo co tại cổng xóm vào mỗi buổi tối. Hoạt động này đã thu hút người dân ở mọi lứa tuổi tham gia cổ vũ nhiệt tình.

 Ngoài ra cổng xóm cũng được dựng lên để nghênh tiếp rồng thần đi thị sát quanh làng chuẩn bị cho ngày chính hội. Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy hứa hẹn hội làng Đống Ba sẽ diễn ra vô cùng vui vẻ, đầm ấm và trang trọng.

Khách thập phương và người dân trong làng đều mong muốn được tham gia hội làng để hiểu hơn về ý nghĩa hội làng, về di tích lịch sử đình, đền, chùa địa phương và thân thế, sự nghiệp của các vị Thánh đã có công với dân với nước… Từ đó khơi dậy niềm tự hào của mọi người đối với quê hương mình, tăng thêm sự uy nghiêm, trang trọng của ngày lễ hội, đồng thời cũng ý thức cho lớp con cháu hôm nay phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn xưa để lại.

Có thể nói hội làng Đống Ba là một trong những tinh hoa văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. LỊCH SỬ ĐÌNH LÀNG ĐỐNG BA Đình Đống Ba được xây dựng trước thời Hậu Lê niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28.

Ban đầu đình lưu giữ được 32 đạo sắc phong, nhưng tới nay chỉ còn 18 đạo sắc phong dành cho ba vị Thành hoàng làng là Quách Lãng, Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương. Đình Đống Ba thờ Đức Thành Hoàng : Qúy danh tính ngài họ Quách tên tự là Lãng, tên thường gọi là Quách Lãng.

Ngài sinh ra và lớn lên ở động Hoa Lư- huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, ngài là bậc thanh niên xuất chúng, ngài mới 22 tuổi mà đức tính độ lượng, khoan hòa, diên mạo khôi ngô, đĩnh ngộ, tài kiên, văn võ song toàn, 18 đường võ nghệ tinh thông.

Sống trong cảnh nước mất, nhà tan ngài sớm có tinh thân giàu lòng yêu nước, tinh thần của tuổi trẻ, ngài nghe tiếng gọi của Trưng Vương, từ Hoa Lư ngài ra đi cùng hai người e gái là con cô, con cậu với ngài, một nàng tên Đinh Bạch Nương và một nàng tên Đinh Tĩnh Nương lên hát môn tụ nghĩa, trên đường đi ngang qua xã Thượng Cát (nay là phường Thượng Cát - Quận Bắc Từ Liêm) ngài thấy kiểu đất hổ long , sơn thủy, phong cảnh sầm uất, làng mến, cảnh lên thơ, ngài đóng quân ở lại mở trường luyện võ, tuyển thêm quân và để cho 2 nàng Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương đi trước, hai làng đến Hát Môn ra mắt Trưng Chủ, Trưng Chủ được biết ngài còn ở lại Thượng Cát, Trung Chủ sai Trưng Nhị đến Thượng Cát đón ngài, ngài cùng Trưng Nhị lên hát môn yết kiến Trưng Vương và được Trưng Vương phong làm Đại tướng đô tướng quân, hữu quân.

Ngài được giao chỉ huy quân bờ nam sông Hồng tiến đánh Liêu Lâu (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ngài phò tá Trưng Vương đánh giặc nhà Tây Hán, đánh đuổi Tô Định ra khỏi bờ cõi dựng cờ, lập ấp mang lại thanh bình cho nhân dân, cho nước được bình yên.

Ngài được cắt đất, phong lộc ở vùng Thượng Cát, khi ngài hóa được phong Phúc thần ở 3 làng Đống Ba, Thượng cát và Đại Cát. Ngài sinh vào ngày mùng 6 âm lịch và hóa vào ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch.

Nhằm cho ân công lao to lớn của Quách Lãng và nhị vị công chúa Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương, nhân dân làng Đống Ba tổ chức lễ hội vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Đình Đống Ba được Bộ Văn hóa – Thông tin và truyền thông công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào ngày 22/4/1992.

Theo Phapluatplus.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hoàn tất kết luận điều tra vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, chuyển sang VKSNDTC đề nghị truy tố 3 bị can có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan tới kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình)