Năm yêu cầu với nhà trường khi tổ chức ăn bán trú

24/02/2022 11:03

Kinhte&Xahoi Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh vừa ký ban hành Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT phê duyệt Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Đây là tài liệu được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai nhằm bảo đảm phù hợp với công tác tổ chức dạy học trong tình hình mới và được thay thế cho Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27-1-2022.

Để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, các nhà trường cần ưu tiên tổ chức cho học sinh ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học. Ảnh minh họa

Một trong những điểm mới đáng chú ý là nội dung hướng dẫn các nhà trường về công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh ăn bán trú tại trường. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, khi tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh ăn bán trú, nhà trường cần bảo đảm thực hiện năm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể là:

Thứ nhất, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp; 

Thứ hai, ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó;

Thứ ba, học sinh ăn theo suất riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn; 

Thứ tư, vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường);

Thứ năm, bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

 Thống Nhất -  Hà Nội mới 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TP Hồ Chí Minh: Đưa bác sĩ trẻ về cơ sở để giảm tải tuyến đầu

Trước yêu cầu cấp bách từ thực tiễn về việc củng cố, phục hồi hệ thống y tế cơ sở sau một thời gian dài ứng phó đại dịch COVID-19, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chính thức triển khai hoạt động đầu tiên trong đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở, đó là đưa bác sĩ trẻ về tăng cường cho trạm y tế phường, xã, thị trấn…

Tạo thể chế đặc thù, vượt trội, thuận lợi cho Thủ đô phát triển

Luật Thủ đô đã có những tác động tích cực nhất định, góp phần giúp Hà Nội huy động được nguồn lực to lớn, tạo bước đột phá trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, đòi hỏi sớm bổ sung, hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), giúp thành phố phát huy tính tự chủ, tự quản, chủ động, sáng tạo và những tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Giao-duc/1025495/nam-yeu-cau-voi-nha-truong-khi-to-chuc-an-ban-tru