Nghệ An: Quốc lộ, nhà cửa ngập sâu... người dân khẩn trương di dời tài sản

26/09/2021 08:04

Kinhte&Xahoi Mưa lớn trong những ngày qua nhấn chìm nhiều tuyến đường, nhà cửa cũng bị ngập sâu... người dân Nghệ An khẩn trương di dời tài sản chạy lũ.

Mưa xối xả trong những ngày qua khiến nhiều truyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị ngập, giao thông bị chia cắt cục bộ.
 
Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông vận tải Nghệ An tính đến trưa ngày 25/9, trên tuyến quốc lộ 48E có 7 vị trí bị ngập, đặc biệt tại vị trí tràn Đá Hàn, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu bị ngập đến 1,6m.
 
Trên quốc lộ 48 tại Km17+300 đoạn qua xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu bị ngập 0,4m. Quốc lộ 48D có 2 vị trí bị ngập.
Nhiều tràn cũng bị nhấn chìm, nước chảy xiết, giao thông chia cắt.
 
Để đảm bảo an toàn hồ đập, nhiều hồ thủy lợi, thủy điện ở Nghệ An đã đồng loạt thông báo xả tràn như hồ chứa thủy điện Chi Khê, huyện Con Cuông (tổng lưu lượng xả 500 - 1.200m3/s), hồ Vực Mấu, thị xã Hoàng Mai (100 - 300m3/s), hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng ở huyện Quế Phong và hồ Sông Sào huyện Nghĩa Đàn (mức 280m3/s).
 
Trong ngày 25/9, mưa to xảy ra tại huyện Quỳnh Lưu đã khiến nhiều địa phương ngập sâu, có nơi bị cô lập hoàn toàn như xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoa, Quỳnh Mỹ…

Nhà dân bị ngập sâu.
 
Nước ngập sâu tại xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
 
Người dân khẩn trương di dời tài sản.
 
Người dân khẩn trương di dời tài sản.
 
Khẩn trương thu hoạch lúa hè thu bị ngập trong nước.
 
Hiện mưa lớn vẫn đang tiếp diễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 

Quang Phong - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trẻ em có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Trẻ em không là ngoại lệ trong danh sách nạn nhân của COVID-19. Do đó, nhiều nước trên thế giới đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 tuổi.

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “BẦM ƠI”

Vào những năm 1947-1948, đoàn văn nghệ sỹ trong hành trình “nhận đường” đã chọn Gia Điền (một miền quê nghèo của vùng trung du Hạ Hòa - Phú Thọ, nơi mà người dân quê gọi mẹ là bầm, là bủ) làm nơi dừng chân và hoạt động văn học nghệ thuật. Khi ấy, các nhà văn, nhà thơ như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền. Ngôi nhà mà đoàn chọn để ở là nhà gỗ 5 gian, lợp lá cọ của bà Nguyễn Thị Gái. Cũng từ chính ngôi mà mái cọ bình yên này, vào khoảng thời gian ấy, bài thơ Bầm ơi được “khai sinh”.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nghe-an-quoc-lo-nha-cua-ngap-sau-nguoi-dan-khan-truong-di-doi-tai-san-d167165.html