Nguồn nước Sông Đà bị nhiễm dầu thải: Cận cảnh kho để dầu của Công ty gốm sứ Thanh Hà

22/10/2019 11:41

Kinhte&Xahoi Trong quá trình sản xuất, Công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà có phát sinh một số chất thải nguy hại, trong đó lượng dầu thải phát sinh lớn nhất tại hệ thống máy ép gạch.

Theo thông tin trên Zing.vn, biên bản kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường của Cục Cảnh sát Môi trường tại Công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà (Công ty Thanh Hà) có nêu, trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp này có phát sinh một số chất thải nguy hại. Trong đó, lượng dầu thải phát sinh lớn nhất tại hệ thống máy ép gạch.

Sau khi sự việc dầu thải của công ty này bị "tuồn" ra bên ngoài trái phép, sau đó, một số đối tượng sử dụng lượng dầu thải nói trên đổ trộm xuống khu vực suối Trầm, ảnh hưởng đến hồ Đầm Bài là đầu nguồn nước nguyên liệu của Nhà máy Nước sạch Sông Đà, thời điểm hiện tại, khu vực lưu giữ dầu thải thuộc kho vật tư của công ty Thanh Hà đang lưu giữ 4 bồn nhựa loại 1.000 lít và 12 phuy sắt, nhựa dính dầu thải. Quanh khu vực này có mùi khét tương đồng với mùi tại khu vực suối Trầm (Kỳ Sơn, Hòa Bình).

Trong kho chỉ còn khoảng 400 lít dầu thải, lượng lớn dầu trước đó đã bị xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước của Nhà máy nước sạch sông Đà.

Phía trong, nhiều phuy dầu thải ngổn ngang, chất chồng lên nhau, không có nắp đậy hay được che chắn.

Báo Người Lao Động đưa tin, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra xác định 3 nghi phạm liên quan đến vụ việc là Lý Đình Vũ (37 tuổi, trú ở Bắc Ninh), Nguyễn Chương Đại (SN 1994) và Hoàng Văn Thám (SN 1986). Các đối tượng trên hiện đang bị tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra.

Khu vực để dầu thải trong kho vật tư của Công ty Thanh Hà. 


Thùng phuy dầu thải ngổn ngang, dầu bám bên thành thùng, có mùi khét tương đồng với mùi tại khu vực suối Trầm (Kỳ Sơn, Hòa Bình).
 
Số dầu thải sót lại trong kho được lưu trữ trong những thùng loại 1.000 lít.
Lượng dầu thải tràn ra bên ngoài rãnh nước. 
 
 Bể chứa dầu thải.

 

Công ty CP gốm sứ Thanh Hà - CTH (Khu 6, phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ) bắt đầu đi vào sản xuất năm 2017 với ngành nghề kinh doanh gạch ốp lát cao cấp.

Hiện tại, xưởng sản xuất của doanh nghiệp này có 3 dây chuyền, trong đó dây chuyền 1 và 2 sử dụng công nghệ lò nung bằng dầu. Tổng công suất nhà máy đạt khoảng 9 triệu m2/năm. 

*Tiêu đề do Pháp luật Plus thay đổi.



CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xuất cấp cho tỉnh Bình Định hơn 494 tấn gạo

Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Định để hỗ trợ cho hộ gia đình có đất lúa không sản xuất do hạn hán, xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2019.

theo ĐSPL/ Pháp luật Plus