Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu được phê duyệt ĐTM

03/09/2021 08:55

Kinhte&Xahoi Dự án có tổng diện tích khoảng 252,81 ha, nhiên liệu sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu, được duyệt theo đúng phạm vi, quy mô, công suất.

Bộ TN&MT yêu cầu Chủ dự án phải cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong quá trình tham vấn cộng đồng; bồi thường các thiệt hại liên quan đến sự cố môi trường do Dự án gây ra.

Ngày 1/9, theo nguồn tin của PV, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) đã ký quyết định 1715/QĐ-BTNMT, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án “Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu”.

Được biết, theo nội dung ĐTM của Dự án “Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu” (Dự án) của Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd. (Chủ dự án) thực hiện tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Dự án có tổng diện tích: khoảng 252,81 ha; nhiên liệu sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu; tọa độ các điểm khép góc của Dự án được trình bày theo đúng phạm vi, quy mô, công suất của dự án.

Trong đó, công suất nhà máy khoảng 3.200 MW (gồm 4 tổ máy, mỗi tổ có công suất khoảng 800 MW). Các hoạt động vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu phục vụ Dự án và rà phá bom mìn không thuộc phạm vi báo cáo ĐTM này.

Bên cạnh đó, các hạng mục công trình chính chủ yếu của Dự án gồm: tuabin khí, lò thu hồi nhiệt, tuabin hơi, nhà điều khiển trung tâm.

Còn các hạng mục, công trình phụ trợ của Dự án; Hệ thống cung cấp và xử lý nhiên liệu (trên bờ) và lò hơi phụ. 3 Hồ chứa nước biển và hệ thống cung cấp nước làm mát, cầu dẫn. Hệ thống tháp làm mát và kênh thải nước làm mát từ tháp. Hệ thống cung cấp và xử lý nước cấp. Hệ thống điều chế và cung cấp Hydro, hệ thống điều chế và cung cấp N2, hệ thống cung cấp CO2, hệ thống khí nén. Sân phân phối 500 kV và hệ thống thiết bị điện của nhà máy, hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Bộ thiết bị khử NOx (SCR) và hệ thống xử lý nước thải. Các tuyến hành lang kỹ thuật, trạm đầu mối tiếp nhận LNG, lưu trữ và tái hóa khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu thoát nước mưa, khu quản lý vận hành, v.v..

Ngoài ra, Chủ dự án cũng cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong quá trình tham vấn cộng đồng; bồi thường các thiệt hại liên quan đến sự cố môi trường do Dự án gây ra.

Đồng thời, thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với đội ngũ cán bộ và công nhân trong quá trình triển khai Dự án; chủ động công tác thông tin, truyền thông về bảo vệ môi trường của Dự án; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp thông tin của Dự án một cách đầy đủ, minh bạch cho người dân và các dự án lân cận.

Được biết, Bộ TN&MT cũng nhắc nhỡ Chủ dự án có trách nhiệm niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật. Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các điều kiện nêu tại Quyết định này.

 Trần Hữu Lễ - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tận dụng cơ hội phòng, chống đại dịch Covid-19 để chuyển đổi số

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, tối 2/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu quan trọng theo hình thức ghi hình tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị:

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/nha-may-dien-khi-tu-nhien-hoa-long-bac-lieu-duoc-phe-duyet-dtm-d165259.html