Nhiều trường hợp lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại khu vực chùa Phật Tích

09/06/2020 09:06

Kinhte&Xahoi Đây là thông tin được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Ninh phát đi mới đây.

Chùa Phật Tích tọa lạc trên núi Phật Tích

Được biết, Theo văn bản này, hộ gia đình ông Nguyễn Hưng Nam, địa chỉ thôn Bất Lự, xã Hoàn Sơn đã bị Chủ tịch UBND xã Hoàn Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng đến nay chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu, tháo dỡ nhà xây dựng trên đất bị lấn chiếm và trả lại đất lấn chiếm cho Ban quản lý rừng.

Đối với các trường hợp lấn chiếm đất rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng để làm lán, sạp, đổ bê tông trùm lên gốc cây rừng, căng bạt để bán hàng tại khu vực Chùa Phật Tích (đường lên, xuống tượng phật A di đà và Bảo tháp) thuộc Núi Tích, xã Phật Tích, nhưng hiện nay chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý theo quy định của pháp luật. 

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chủ tịch UBND huyện Tiên Du chỉ đạo xử lý rứt điểm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật trả lại đất rừng bị lấn chiếm cho Ban quản lý rừng cũng như bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy rừng và cảnh quan cho các khu di tích lịch sử. 

Như vậy, có thể thấy động thái mạnh mẽ từ phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xung quanh việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại huyện Tiên Du. Giờ đây, cần sự vào cuộc mạnh mẽ xử lý dứt điểm tình trạng trên của nhà chức trách địa phương.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Chùa Phật Tích hay còn có tên là chùa Vạn Phúc thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cũng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp,… chùa Phật Tích là một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại Bắc Ninh.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” thì chùa Phật Tích được xây dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao tại chùa. Tương truyền sau khi tháp đổ làm lộ ra bên trong là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Trước sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng Phật này, làng đã được đổi tên là Phật Tích.

Sau nhiều lầm tu sửa tới nay, chùa Phật Tích hiện đã có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Chùa mang trên mình những kiến trúc Phật giáo đặc trưng của thời Lý và là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều người ghé thăm.

 Chí Kiên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doi-song/nhieu-truong-hop-lan-chiem-dat-rung-phong-ho-tai-khu-vuc-chua-phat-tich-d126557.html