Nửa đêm, bắt quả tang cát tặc trên sông Hồng

10/05/2023 09:27

Kinhte&Xahoi Ngày 10-5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về việc Thủy đoàn I (Cục Cảnh sát giao thông) vừa bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng, đoạn giáp ranh xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Ba Vì (Hà Nội).

Ngày 10-5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về việc Thủy đoàn I (Cục Cảnh sát giao thông) vừa bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng, đoạn giáp ranh xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Ba Vì (Hà Nội).Theo đó, 0h15 cùng ngày (10-5), Tổ công tác của Thủy đoàn I đang làm nhiệm vụ thì phát hiện tàu có gắn số đăng kiểm VR07032015 (không gắn biển kiểm soát) có dấu hiệu khai thác cát trái phép nên kiểm tra. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tàu trên đang sử dụng hệ thống hút cát vào 2 khoang của tàu, đồng thời, hút cát sang tàu mang số hiệu HY-0607.

Cảnh sát giao thông trấn áp các đối tượng cát tặc.

Thời điểm kiểm tra, trên tàu VR07032015 có 5 người. Trong đó, ông Lê Tiến Việt (sinh năm 1982; ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) làm đại diện phương tiện. Còn trên tàu HY-0607 có 2 người, ông Lê Văn Hạnh (sinh năm 1981; ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) là chủ phương tiện và là người vận hành tàu. Chủ hai tàu nói trên không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc của 500m3 cát đang chở trên tàu. Riêng tàu mang số hiệu VR07032015 không xuất trình được giấy tờ liên quan đến phương tiện và chứng chỉ chuyên môn.

Còn chủ tàu HY-0607 xuất trình được giấy chứng nhận đăng kiểm, giấy chứng nhận chuyên môn máy trưởng và chứng chỉ chuyên môn về máy thủy nội địa. Khai nhận với cơ quan công an, hai chủ tàu cho biết, có hẹn trước để mua cát của nhau trên sông Hồng nhưng không có hợp đồng mua bán, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp. Giá mỗi khối cát mua bán tại tàu là 50.000 đồng.

Hiện, lực lượng thuộc Thủy đoàn I đã lập biên bản sự việc và yêu cầu các tàu trên neo đậu an toàn, hợp tác với cơ quan chức năng để điều tra làm rõ.

 Chu Dũng - Hà Nội mới

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thay đổi phương thức quản trị hành chính công: Những ''điểm sáng'' của Hà Nội

Thay đổi phương thức quản trị hành chính công là yêu cầu cấp thiết và là xu thế tất yếu khi thành phố Hà Nội lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả công việc hành chính. Những “điểm sáng” trong thực hiện đã tạo nên những thay đổi căn bản về phương thức quản trị hành chính công tại Thủ đô.

Xử nghiêm cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, kiên trì mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; là yêu cầu quan trọng hiện nay của Chính phủ.

Nguồn: Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Phap-luat/1063774/nua-dem-bat-qua-tang-cat-tac-tren-song-hong