Phó chủ tịch HĐND huyện không đeo khẩu trang, chống đối tại chốt kiểm dịch có thể bị xử lý hình sự?

13/04/2020 16:19

Kinhte&Xahoi Các chuyên gia pháp lý cho rằng, Phó chủ tịch HĐND huyện chống đối tại chốt kiểm dịch có thể bị xử lý hình sự.

Ngày 13/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Quyết định số 1854-QĐ/TU về việc tạm đình chỉ công tác cán bộ đối với ông Lưu Văn Thanh - Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản để chờ các ngành chức năng xem xét, xử lý theo quy định.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã tạm đình chỉ công tác cán bộ đối với ông Lưu Văn Thanh - Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản.

Ông Thanh bị cho là người đã xuất hiện đoạn clip dài 4 phút 40 giây ghi lại cảnh ông Lưu Văn Thanh - Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản không đeo khẩu trang, văng tục, chửi bới, không chấp hành việc đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch tại thị xã Bình Long.

Liên quan đến vụ việc này, phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, đây là hành vi thể hiện thái độ coi thường pháp luật, không chấp hành quy định pháp luật về phòng chống bệnh dịch covid-19 trong khi cán bộ và nhân dân cả nước đang tích cực thực hiện các mệnh lệnh, chỉ thị của chính phủ cũng như của ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch quốc gia.

Hành vi này là rất đáng trách, thậm chí đáng lên án và cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Cơ quan chức năng sẽ làm rõ hành vi, thái độ, hậu quả của hành vi không chấp hành yêu cầu của các cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch bệnh để có chế tài nghiêm khắc đối với người đàn ông này.

Theo quy định của pháp luật thì những người thực hiện hoạt động kiểm tra thân nhiệt các chốt kiểm dịch covid-19 là người thi hành công vụ, họ thay mặt nhà nước để thực hiện nhiệm vụ công, kể cả trường hợp họ không phải là cán bộ, công chức, không phải người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Vì vậy khi một người đã thực hiện nhiệm vụ công thì tất cả mọi người đều có nghĩa vụ phải chấp hành, người nào chống đối, cản trở thực hiện hoạt động công vụ thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ông Lưu Văn Thanh không đeo khẩu trang, văng tục, chửi bới, không chấp hành việc đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch tại thị xã Bình Long.

“Bởi vậy, nếu vụ việc cản trở thi hành công vụ ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh thì người đàn ông này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng.

Trường hợp chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự thì cũng có thể xử phạt hành chính người đàn ông này về hành vi chống người thi hành công vụ và không chấp hành quy định về phòng chống dịch bệnh” - Luật sư Cường nhận định.

Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, những vụ việc chống đối, cản trở người thi hành công vụ trong quá trình phòng chống dịch bệnh hiện nay cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh hơn nữa theo quan điểm của ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch và các cơ quan chức năng để răn đe phòng ngừa chung.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài 4 phút 40 giây ghi lại cảnh ông Lưu Văn Thanh - Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản không đeo khẩu trang, văng tục, không chấp hành việc đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch tại thị xã Bình Long.

Vị cán bộ này còn đập tay nhiều lần lên bàn, chỉ vào mặt, chửi bới, văng tục với các cán bộ làm việc tại chốt kiểm dịch. Mặc dù, có một người phụ nữ đi cùng ngăn cản nhưng vị cán bộ này vẫn không chấp hành.

Đây là hành vi thể hiện thái độ coi thường pháp luật, không chấp hành quy định pháp luật về phòng chống bệnh dịch covid-19, trong khi cán bộ và nhân dân cả nước đang tích cực thực hiện các mệnh lệnh, chỉ thị của chính phủ cũng như của ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch quốc gia. Hành vi này là rất đáng trách, thậm chí đáng lên án và cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chớ chủ quan, coi thường trong phòng chống dịch Covid-19

Việt Nam đang đi đúng hướng trong phòng chống dịch Covid-19, đó là nhận định của các tổ chức y tế quốc tế cũng như thực tiễn cho thấy. Hàng loạt giải pháp với sự đồng tình, ủng hộ của người dân đã được thực hiện, góp phần kiềm chế, hạn chế đến mức thấp nhất những hệ lụy của dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, để tăng tốc hướng đi đúng ấy, rất cần loại trừ tâm lý chủ quan, coi thường dịch bệnh đang bắt đầu xuất hiện.

Nghĩ về trách nhiệm công dân trong phòng, chống dịch

Ngay sau khi xuất hiện dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước ta đã ra quyết sách kịp thời và sáng suốt. Đó là: “Chống dịch như chống giặc”, “Sức khỏe và tính mạng của nhân dân là trên hết”. Kèm với đó là hàng loạt giải pháp nhằm thích ứng với từng thời kỳ khác nhau trong phòng, chống dịch Covid-19 của ngành Y tế; cùng niềm tin vào các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chấp hành nghiêm túc của đại đa số người dân. Nhờ đó, công tác phòng, chống dịch ở nước ta có được những kết quả rất tích cực, được cả thế giới đánh giá cao.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/pho-chu-tich-hdnd-huyen-khong-deo-khau-trang-chong-doi-tai-chot-kiem-dich-co-the-bi-xu-ly-hinh-su-d121845.html