Quy định mới về nhập khẩu sản phẩm dệt may vào Trung Quốc

07/11/2023 16:04

Kinhte&Xahoi Bộ Công Thương vừa cho biết, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo Lệnh số 259 và Thông báo số 120 liên quan đến việc áp dụng biện pháp quản lý chấp nhận kết quả giám định đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc vào thị trường Trung Quốc.

Ảnh minh họa

Theo đó, phía Trung Quốc ban hành Danh mục 266 mã hàng hóa đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu dành cho người lớn; trẻ sơ sinh và trẻ em phải áp dụng biện pháp quản lý chấp nhận kết quả giám định. Đồng thời, Thông báo số 120 quy định các hạng mục kiểm tra, phạm vi kỹ thuật áp dụng, phương pháp kiểm tra đối với sản phẩm may mặc nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý chấp nhận kết quả giám định.

Lệnh số 259 quy định, các tổ chức giám định bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc được phép tham gia hoạt động giám định sản phẩm may mặc thông qua việc nộp hồ sơ trực tuyến tại cơ quan Hải quan Trung Quốc và được cơ quan này đánh giá, chấp nhận là tổ chức giám định thực hiện việc giám định sản phẩm may mặc nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc. Các tổ chức giám định phải có chứng nhận đáp ứng yêu cầu phù hợp với ISO/IEC 17025 và ISO/IEC 17020 do các tổ chức công nhận là thành viên của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm quốc tế cấp.

Hiện nay, Việt Nam có 2 tổ chức là thành viên của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm quốc tế được Trung Quốc thừa nhận là tổ chức công nhận gồm Văn phòng Công nhận Chất lượng Việt Nam và Văn phòng Công nhận Năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới, Bộ tiếp tục phối hợp với các tổ chức đánh giá sự phù hợp, các cơ quan quản lý liên quan của Việt Nam và Trung Quốc để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Lệnh số 259 và Thông báo số 120, góp phần ổn định kim ngạch ngoại thương của Việt Nam sang thị trường này.

 Hồng Tươi - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế

Sáng 7/11, tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã nêu một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế trong thời gian tới.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/quy-dinh-moi-ve-nhap-khau-san-pham-det-may-vao-trung-quoc-d200593.html