Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: "dưới tác động của không khí lạnh mạnh kết hợp với dòng gió mạnh ở tầng khí quyển trên cao, trong 2 ngày qua, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra rét hại diện rộng, với nhiệt độ phổ biến dưới 10 độ C.
Trên nhiều tuyến phố như Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ngọc Vũ, Hoàng Cầu… người dân thường nhặt củi khô bên đường rồi đốt lửa cả buổi tối
Mức nhiệt tại khu vực thủ đô Hà Nội quan trắc được xuống dưới 10 độ và hiện tượng băng giá xuất hiện nhiều nơi ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
Ông Hưởng nhận định, tình trạng rét hại với nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ, trên diện rộng ở Bắc Bộ sẽ duy trì đến 26/1; ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh kéo dài đến 25/1.
Khoảng thời gian từ 25-28/1, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì rét đậm, rét hại; từ ngày 29, tình trạng nhiệt độ được cải thiện tăng dần.
Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến 7-10 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến dưới 5 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và tiếp tục có khả năng xảy ra hiện tương băng giá.
Đối với khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-11 độ; từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế 12-15 độ, các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi trời cũng chuyển rét trong những ngày tới" - ông Hưởng nói thêm.
Thời tiết rét hại kéo dài khiến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn, bị đảo lộn. Đặc biệt, với quy định dưới 10 độ C theo bản tin 6h sáng, học sinh tiểu học, mầm non được nghỉ học, dưới 7 độ là học sinh THCS,… nên sáng sớm, nhiều phụ huynh thấp thỏm theo dõi tình hình thời tiết để xem con có phải đi học hay không.
Quốc Bảo - Pháp luật Plus