Thanh Hóa: Công trình bán thực phẩm tươi sống hàng chục tỷ xuống cấp

25/12/2018 08:46

Kinhte&Xahoi Công trình khu bán thực phẩm tươi sống kiểu mẫu ở Thanh Hóa được đầu tư hàng chục tỷ đồng nay đang có dấu hiệu xuống cấp...

Xuất phát từ thực trạng của ngành chăn nuôi và nhu cầu ngày càng gia tăng của toàn xã hội về tạo nguồn thực phẩm thịt an toàn và nhằm tạo ra chợ buôn bán thịt sống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để làm chợ kiểu mẫu điển hình, nhằm hiết lập mối liên kết trong chuỗi sản phẩm thịt an toàn từ khâu sản xuất, giết mổ đến tiêu thụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quyết định số 1338/QĐ-BNN-TC phê duyệt Kế hoạch tổng thể khoản vay bổ sung Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa.

Chợ Chào, xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia.

 

Ngày 23/3/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 1010/QĐ-UBND về việc ủy quyền phê duyệt các nội dung hoạt động của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa (Khoản vay bổ sung, vốn vay WB), được sự phê duyệt của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 21/11/2016, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt 08 quyết định báo cáo Kinh tế kỹ thuật công trình Nâng cấp khu buôn bán thực phẩm tươi sống gồm: tại chợ Hội, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương (khởi công ngày 30/12/2016 - hoàn thành ngày 12/4/2017) với số tiền quyết toán là 3.971.617.000 đồng; chợ Chào tại xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia (đã khởi công ngày 24/4/2017– hoàn thành ngày 21/11/2017) với số tiền quyết toán là 4.592.291.000 đồng; chợ Minh Thọ, thị trấn Nông Cống và chợ Chiều, xã Thăng Long, huyện Nông cống (khởi công ngày 28/12/2016 – hoàn thành 12/9/2017) số tiền quyết toán là 4.857.915.000 đồng; chợ Bến Sung, huyện Như Thanh (khởi công ngày 10/01/2017 – hoàn thành ngày 11/4/2017) số tiền quyết toán là 3.167.354.000 đồng; chợ Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn (khởi công ngày 12/01/2017 – hoàn thành ngày 20/7/2017) số tiền là 3.020.229.000 đồng; chợ thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân ( khởi công ngày 20/2/2017 – hoàn thành 05/6/2017) số tiền quyết toán là 2.910.350.000 đồng; chợ Nghè, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc (Khởi công ngày 10/01/2017 – hoàn thành 10/4/2017) số tiền quyết toán là 3.286.315.000 đồng; chợ Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (khởi công ngày 12/01/2017 và hoàn thành ngày 15/4/2017) số tiền quyết toán là 4.349.211.000  đồng tổng số tiền của dự án đợt này là 30.115.282.000 đồng.

Đáy bị vỡ vụn vì bê tông kém chất lượng


Tuy nhiên khi khảo sát thực tế như chợ Chào, xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia, nhóm phóng viên đi thực tế với 70 quầy thực phẩm sạch thì hầu hết bê tông mặt bàn bán thịt bị rạn và vỡ hết mặt dưới đối chiếu với bản thiết kế hàn chân Inox ngầm bê tông nhưng thực tế không có, với hệ thống đường ống cấp nước bị rò rỉ, còn hệ thống điện rất gần hết công tơ không hoạt động dẫn đến lấy đồng hồ tổng chia đều số lượng điện cho các quầy trong chợ, bóng đèn chiếu sáng cũng hỏng nhiều, ngoài ra gạch ốp đã bị bong tróc và vỡ không đúng như thiết kế gạch men 250x400 mà phần lớn chỉ là ốp gạch nhỏ ghép, dưới nền nhà thì sụt lún, đường đi chỉ còn trơ đá… đối chiếu bản vẽ thẩm định là gạch đỏ chống trơn, chống rêu KT 400x400 nhưng thực tế không có viên gạch nào được lát nền mà chỉ là mặt nền xi măng, mặc dù hoàn thành ngày 21/11/2017 với số tiền quyết toán là 4.592.291.000 đồng và được giao trách nhiệm đơn vị tiếp nhận tài sản... 

Đồng hồ điện hỏng không có điện.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Loan – Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn đã trao đổi với phóng viên: “Xã chúng tôi đã 2 lần làm công văn yêu cầu sửa chữa các hạng mục công trình, các hộ tiểu thương liên tục phản ánh lên chính quyền và tại kỳ họp thứ 6 HĐND xã khóa XIX nhiều cử tri đã có ý kiến gay gắt về thực trạng xuống cấp của công trình sau khi đưa vào sử dụng…đến nay xã cũng chưa được cung cấp hồ sơ thi công…”.

Gạch men ốp bong tróc

 

Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nguồn vốn rất lớn để xây dựng các công trình trọng điểm và các quy mô khác nhau trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra ngày càng nhiều, với những cách thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; gây thất thoát ở tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.  

Hiện nay, trong đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước được thực hiện theo cơ chế người quyết định đầu tư chỉ định chủ đầu tư (tổ chức thực hiện đầu tư - các ban quản lý hiện nay); người quyết định đầu tư chỉ định người sử dụng (tiếp nhận khai thác sử dụng). Như vậy,cơ chế quyết định đầu tư đã trao quá nhiều quyền cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư. Việc quyết định đầu tư do cá nhân quyết định nên rất dễ dẫn đến tiêu cực, lợi ích nhóm chi phối. Nguy hại hơn là không có người chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.

Thực tế đã có nhiều công trình đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí, làm thất thoát lớn vốn nhà nước nhưng không có cá nhân nào chịu trách nhiệm và cũng giống như một công trình chúng tôi vừa nêu tại chợ Chào, xã Thanh Sơn, nhưng thực tế UBND xã lại không hề có hồ sơ giám sát công trình tiền tỷ, nhưng thi công xong thì với chất lượng không đảm bảo nhưng vẫn giao xã tiếp nhận tài sản… những công trình với hàng chục tỷ đồng này rồi có còn tồn tại để xem những dự án vừa được phê duyệt trong tháng 7 vừa qua hàng tram tỷ đồng sắp thi công hay không…

 

Theo KD&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sáng nay, khai mạc Hội nghị Trung ương 9, khoá XII

Dự kiến, hội nghị sẽ bàn luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó Trung ương sẽ xem xét tờ trình Quy hoạch BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026.