Thế nào là trường hợp nghi mắc Covid-19?

19/02/2020 11:01

Kinhte&Xahoi Trong chiều qua, 18-2, tại Hà Nội ghi nhận mới 3 ca nghi mắc Covid-19 ở huyện Thạch Thất. Theo Sở Y tế Hà Nội, ca “nghi mắc” khác với trường hợp cách ly thông thường, nếu nói không chính xác sẽ gây ra sự hoang mang…

Khu vực cách ly người nghi nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Ngày 18-2, tất cả 74 ca nghi ngờ mắc viêm phổi cấp do Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Đến trưa 18-2, thành phố không còn trường hợp nào nghi ngờ mắc Covid-19. Tuy nhiên, đến 18h chiều cùng ngày, qua báo cáo đã ghi nhận mới 3 ca nghi mắc tại huyện Thạch Thất.

Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn đang có hơn 400 người đến từ vùng dịch Covid-19 phải giám sát y tế, 55 người phải cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an Thành phố. Vậy hiểu thế nào là trường hợp “nghi mắc Covid-19” với những trường hợp phải giám sát y tế, cách ly theo dõi Covid-19 để tránh hoang mang?

Về vấn đề này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, thực tế trong cộng đồng, người dân và thậm chí cả một số cơ sở có sự hiểu chưa đúng về những khái niệm trên, dẫn đến tình trạng cứ nghe thông tin có ca phải cách ly tập trung, giám sát y tế là "đánh đồng" với trường hợp nghi mắc Covid-19, gây tâm lý hoang mang.

Trước thực trạng đó, ngày 18-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát phát hiện người nghi mắc Covid-19.

Công văn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố chỉ rõ, các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 là những trường hợp có yếu tố lâm sàng và yếu tố dịch tễ sau:

Về lâm sàng: có ít nhất một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở, viêm phổi. Về dịch tễ: có ít nhất một trong 3 yếu tố sau: có tiền sử đến/ở/về từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày; có tiền sử đến/ở/về từ các xã có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 14 ngày; có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nhân xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài (nếu điều tra xác minh được) trong vòng 14 ngày.

Các khu vực có ổ dịch Covid - 19 tại Việt Nam: xã Sơn Lôi, Quất Lưu, Thiện Kế, Gia Khánh (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), xã Minh Quang (Tam Đảo - Vĩnh Phúc), xã Hợp Hòa (Tam Dương - Vĩnh Phúc), xã Định Hóa (Yên Định - Thanh Hóa), phường 5 (quận 3 - TP. Hồ Chí Minh).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố yêu cầu TTYT quận, huyện, thị xã khi phát hiện trường hợp nghi ngờ cần thông báo ngay lập tức cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để phối hợp điều tra, khoanh vùng xử lý và thu thập mẫu bệnh phẩm đúng theo quy định.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19: Tiếp tục đẩy mạnh, vận dụng linh hoạt

Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) gây ra thông qua nhiều hình thức, qua đó giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô nhận thức đúng về tình hình, tính chất nguy hiểm và tác hại của dịch bệnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, ở một số cơ quan, đơn vị, việc triển khai tuyên truyền vẫn còn yếu, trong khi nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Do vậy, công tác này cần tiếp tục được đẩy mạnh, vận dụng linh hoạt.

Việt Nam đủ năng lực điều trị Covid-19

Ngày 18/2, 2 bệnh nhân điều trị Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư (cơ sở 2) và 2 bệnh nhân điều trị tại tuyến huyện ở Vĩnh Phúc đã được xuất viện. 2 bệnh nhân khác đã đủ điều kiện ra viện, còn 3 bệnh nhân sức khỏe tiến triển tốt. Các chuyên gia y tế khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực, kinh nghiệm điều trị bệnh Covid-19.

Link bài gốc https://anninhthudo.vn/doi-song/the-nao-la-truong-hop-nghi-mac-covid19/843393.antd