Thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học là không bình thường, vô lý trong giáo dục

19/09/2021 14:10

Kinhte&Xahoi 30 điểm vẫn trượt đại học, lỗi lớn nhất thuộc vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo không tiên lượng được trớ trêu này?.

Thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học. (Ảnh minh họa).

Sự việc nhiều thí sinh đạt 30 điểm nhưng vẫn trượt đại học đã và đang gây ra bất bình, khó hiểu trong xã hội.  Vậy nguyên nhân do đâu và cần phải làm gì để tránh tái diễn ở những kỳ thi tiếp theo?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề thi cử, cũng như việc thí sinh đạt số điểm cao ngất ngưởng là 30 điểm nhưng vẫn trượt đại học, phóng viên Pháp luật Plus đã đi tìm câu trả lời của những người trong ngành giáo dục.

Trao đổi với Tiến sĩ Đào Hồng Thu, (Đại học Bách Khoa Hà Nội), Tiến sĩ Thu cho hay: “Về vấn đề bạn nêu, theo tôi phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình xét tuyển sinh, các trường hợp được ưu tiên, đặc biệt các trường hợp từ 30 điểm trở lên.

"Thí sinh thi 3 môn đạt 30 điểm mà vẫn trượt đại học là chuyện không bình thường, có thể nói vô lý trong giáo dục”- TS Thu phân tích.

Nhiều ý kiến cho rằng, năm nào thi tuyển đại học cũng có “chuyện”. Điều này xảy ra do yếu tố con người, do năng lực hay còn nguyên nhân khác?

Nhiều năm qua câu chuyện “sĩ tử đi thi” đã tốn kém quá nhiều giấy mực, vì sao?  Điều này đã và đang gây bất bình, khó hiểu cho các phụ huynh có con em thi đại học và dư luận xã hội.

Là người giảng dạy hơn 30 năm, một thầy giáo cho biết: “Trong việc này, lỗi lớn nhất thuộc vai trò quản lý Nhà nước của bộ Giáo dục - Đào tạo không tiên lượng được điều trớ trêu này”.

Theo đó, cách giải thích của một số cán bộ giáo dục cho rằng, những trường hợp mức điểm nhìn qua bằng hoặc hơn mức điểm chuẩn mà trường đại học công bố (theo cách tính thông thường), song vẫn trượt, lý do lại là cách thức tính điểm chuẩn mà trường công bố năm nay khác với cách tính quen thuộc theo suy nghĩ của nhiều người.

Các thí sinh thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hẳn “ngấm” nhất về điều này.

Lấy ví dụ, nếu một thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 gồm Toán 9,2; Vật lý 10 và Hoá 10 thì vẫn trượt ngành Công nghệ thông tin - Khoa học máy tính dù mức điểm chuẩn công bố là 29,04.

Nếu nhìn qua với cách tính thông thường, tổng điểm 3 môn của thí sinh này đến 29,2 cao hơn hẳn con số 29,04.

Tuy nhiên thí sinh có điểm cao này lại bị trượt bởi yếu tố “môn chính” theo cách tính điểm xét tuyển riêng mà Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra.

Hầu hết các ngành học của Trường ĐH Bách khoa thêm yếu tố là môn chính kèm theo mức điểm chuẩn của từng ngành. Như vậy, theo phương án mà trường đưa ra, cách tính điểm xét tuyển đối với tổ hợp môn có môn chính là ĐXT= ((Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4)) + Điểm ưu tiên.

Với cách tính này, nếu thí sinh không có điểm ưu tiên, điểm xét tuyển chỉ còn là 28,8, như vậy trượt do thấp hơn mức điểm chuẩn 29,04.?


 Ly Ly - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plushttps://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/thi-sinh-dat-30-diem-van-truot-dai-hoc-la-khong-binh-thuong-vo-ly-trong-giao-duc-d166669.html