Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật

04/06/2021 10:08

Kinhte&Xahoi Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 140/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện nhiệm vụ, những vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Thông báo nêu rõ: Ngành tư pháp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân,do dân và vì dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013; đồng thời thực hiệnchủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII về 6 giải pháptrọng tâm, 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hoàn thiện thể chế.

Trong bối cảnh như vậy, cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của ngành tư pháp nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng, để ngành tư pháp cùng với cả hệ thống chính trị thống nhất nhận thức và hành động, đưa sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủn ghĩa lên tầm cao mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh Internet

Từ đó, công tác tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật cần được đầu tư thỏa đáng cả về con người và kinh phí cùng với tăng cường đổi mới về phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức ngành tư pháp, đội ngũ những người làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật, tạo sự chuyển biến tích cực về chất trong các lĩnh vực hoạt động của ngành.

Trên cơ sở tổng kết công tác thời gian qua, ngành tư pháp cần rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, thực tiễn sinh động của cuộc sống để thể chế hóa kịp thời thành chính sách, pháp luật; chủ động rà soát, tham mưu cho Chính phủ tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, pháp luật trong thực thi, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của ngành tư pháp; nâng cao chất lượng thẩm định, nhằm khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, những quy định không phù hợp của hệ thống pháp luật, tất cả vì lợiích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc; coi trọng công tác tổng kết lý luận và thực tiễn,nghiên cứu khoa học, huy động trí tuệ của các nhà khoa học và những nhà hoạt động thực tiễn để phục vụ các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn; tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tư pháp, nhất là về năng lực, đạo đức công vụ; đầu tư cơ sở vậtchất, kinh phí ngang tầm với nhiệm vụ; phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất gắn với phê và tự phê bình trong nội bộ ngành; tăng cường vai trò của truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật; gắn công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật để tạo đồng thuận và nâng cao hiểu biết, tôn trọng và thực hiện pháp luật của Nhân dân.

Nâng cao vai trò, uy tín của ngành tư pháp

Để phát huy truyền thống và những thành tựu quan trọng đã đạt được qua cácthời kỳ, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung tháo gỡ vướng mắc, khắc phục những hạn chế để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp cần tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; kế thừa truyền thống đoàn kết, tâm huyết, trí tuệ, yêu ngành, yêu nghề của đội ngũ cán bộ ngành tư pháp; khai thác tối đa các nguồn lực, phát huy các thành tựu, kinh nghiệm, bài học, tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ đó, nâng cao vai trò, uy tín của ngành tư pháp.

Nghiên cứu, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp các cấp theo hướng sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy, tinh gọn đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảm khâu trung gian, một người làm nhiều việc nhưng một việc chỉ giao một người làm, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; làm rõ chức năng, nhiệm vụ để trên cơ sở đó xây dựng vị trí việc làm của từng đơn vị, cá nhân.

Sửa nhanh một số điều, khoản đang gây ách tắc cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ động nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật để tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, bảo đảm cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng; hoàn thiện môi trường pháp lý, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân.

Nghiên cứu, đề xuất tiếp tục đổi mới công tác xây dựng pháp luật; trước mắt, tham mưu cho Chính phủ và đôn đốc các bộ, cơ quan áp dụng quy trình rút gọn để sửa nhanh một số điều, khoản đang gây ách tắc cho sản xuất, kinh doanh; tăng cường sự tham gia tích cực, hiệu quả của người dân vào quá trình xây dựng pháp luật...

Tăng đầu tư nguồn lực con người, kinh phí cho công tác xây dựng phápluật

Thủ tướng yêu cầu tăng cường chỉ đạo và đổi mới các giải pháp thực hiện nhiệm vụ đi đôi với đầu tư nguồn lực con người và kinh phí trong các lĩnh vực hành chính tư pháp và quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật trong một số lĩnhvực dịch vụ pháp lý; đồng thời, chú ý phát huy tối đa vai trò, trí tuệ, tâm huyết của độingũ luật sư, nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ luật sư; chú trọng công tác truyền thông, đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách, pháp luật theo hướng truyền thông dẫn dắt, chủ động tuyên truyền về các chính sách, các văn bản pháp luật mới để người dân biết, đồng tình, tin tưởng, ủng hộ, thực hiện, kiểm tra và người dân được thụ hưởng kết quả.

Cần coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcngành tư pháp. Nghiên cứu khả năng hợp nhất một số cơ sở đào tạo để bảo đảm liênthông sử dụng chung cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn nhân lực, tránh phân tán, lãng phí nguồn lực; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án kiểm soát chất lượngđào tạo, rà soát, đánh giá, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo luật không đủ uy tín, chất lượng...

 N. Trường - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/thu-tuong-yeu-cau-bo-tu-phap-doi-moi-cong-tac-xay-dung-phap-luat-d157342.html