Trắng đêm mưu sinh Hà Nội phố, hiểm nguy trực chờ

29/11/2023 11:08

Kinhte&Xahoi Dưới cái se lạnh của đêm Hà Nội, những chiếc xe bán hàng rong lung linh ánh đèn đang được con người lái đi khắp đường phố để mưu sinh trong đêm đông lạnh giá.

Ánh đèn bắt mắt góc phố từ những xe hàng rong

Trên những con đường quen thuộc tại thành phố Hà Nội, sau 23h đêm, khi những cửa hàng đóng cửa, người bán hàng rong bắt đầu chuẩn bị cho cuộc hành trình vào cuộc mưu sinh đêm dài. Điều đặc biệt là không chỉ có người lớn mà còn có cả những đứa trẻ theo chân cha mẹ lăn lộn đêm dài.

Công việc vất vả nhưng không thể bỏ

Những gánh hàng hàng rong đêm đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đời sống đô thị mở rộng. Họ đi qua những con phố vắng, dừng lại ở những vị trí thuận lợi để bày biện mặt hàng của mình. Mỗi xe bán hàng rong được trang bị đầy đủ đèn LED và loa âm thanh, tạo nên điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn, nhưng xa xăm, đó lại lại sự cố gắng của những người yếu thế giữa cái lạnh và cảnh đêm trong thành phố phồn hoa.

Những chiếc xe bán hàng rong lung linh ánh đèn 

Tuy nhiên, dưới bóng tối và cái lạnh của mùa đông cận kề, công việc này không phải lúc nào cũng thuận lợi, không biết được khách hàng sẽ có hay không, và còn phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro từ những kẻ ác tâm, cướp giật... và vô vàn sự kiện hi hữu khác.

Nhưng tôi tin rằng, sẽ chẳng ai mong muốn mưu sinh vất vả, kiếm tìm miếng cơm manh áo mà luôn trực chờ hiểm nguy. Dù vậy, họ vẫn cố gắng hết sức mình để kiếm sống, để nuôi con, để trang trải những nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Một trong những xe hàng rong quen thuộc với người dân sống khu vực Mỗ Lao là xe xôi bánh mì, một món ăn nhanh đặc trưng của Hà Nội. Xe xôi bánh của chị Hương, 43 tuổi, đã hoạt động hơn 7 năm nay, thường đứng ở góc đường Mỗ Lao. Chị Hương cho biết, mỗi ngày chị phải chuẩn bị nguyên liệu từ chiều và bắt đầu đẩy xe ra đường từ 7 giờ tối. Bán đến 3- 4 giờ sáng, rồi đẩy xe về nhà, dọn dẹp, nghỉ ngơi, và lại dậy để chuẩn bị cho đêm hôm sau. Cuộc sống của chị như một vòng lặp, không có ngày nghỉ, không có thời gian cho gia đình và bản thân.

“Đêm vừa lạnh mà không có khách thì buồn ngủ lắm, nhiều lúc muốn nghỉ nhưng nghỉ thì lấy đâu ra kinh phí để duy trì sinh hoạt cho gia đình. Thôi thì cứ cố gắng được lúc nào hay lúc ấy”, chị Hương chia sẻ.

Người lao động vất vả với xe hàng rong từ tối đến đêm muộn

Không chỉ chị Hương, nhiều người bán hàng rong khác cũng có hoàn cảnh tương tự. Họ bán hàng vào ban đêm, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân giảm đi, nhưng cũng là lúc họ ít bị "quấy rầy" bởi các lực lượng chức năng.

Họ bán hàng trên những con phố vắng vẻ, chỉ có vài người qua lại, dừng chân mua đồ. Họ bán hàng với hy vọng kiếm được vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng mỗi ngày, để nuôi sống bản thân và gia đình. Họ bán hàng với tình yêu và niềm tự hào về nghề của mình, về những món ăn, những sản phẩm mà họ mang đến cho khách hàng.

Những xe hàng rong mưu sinh đêm Hà Nội là những hình ảnh gần gũi, thân thương, nhưng cũng đầy cảm xúc và ý nghĩa. Họ là những người làm nên nét đẹp văn hóa của Hà Nội, là những người góp phần tạo nên sự sống động và phong phú của chốn đô hội này.

Tuy nhiên, công việc này không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đời sống không ổn định, không biết được khách hàng sẽ có hay không, và còn phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro từ công việc đêm này sang đêm khác. 

Mưu sinh hay mạo hiểm?

Theo Tổ chức chăm sóc giấc ngủ Hoa Kỳ (National Sleep Foundation), làm ca đêm trong thời gian dài có thể gây ra những rủi ro sức khỏe về trao đổi chất, bệnh tim, bệnh ung thư… Ngoài ra, nghề bán hàng rong thường phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, chịu những áp lực về tài chính, và thiếu giấc ngủ đủ. Tình trạng mệt mỏi dẫn đến việc gia tăng tai nạn giao thông do sai sót của những người bán hàng, không chỉ gây nguy hiểm cho họ mà còn làm mất an toàn đối với những người tham gia giao thông khác.

Công việc làm đêm là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Không có ánh sáng đường phố và sự can thiệp từ cơ quan chức năng, xe bán hàng rong dễ dàng trở thành mục tiêu thực hiện tội phạm. 

Xe hàng rong theo chân người lao động trong đêm dài

Theo báo cáo của Công an thành phố Hà Nội, trong nửa đầu năm 2023, có 1.840 vụ trộm cướp xảy ra trên địa bàn thành phố, gây nhiều thiệt hại về tài sản. Trong số đó, có nhiều vụ trộm cướp nhắm vào xe bán hàng rong, lợi dụng thời điểm đêm khuya, ít người qua lại, để thực hiện hành vi phạm tội.

Cũng theo bà Hà - một người bán hàng rong lâu năm ở khu vực chợ Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng cho biết việc bị trộm cướp là chuyện thường xuyên xảy ra với những người làm nghề này. Bà cho biết, bà thường phải mang theo dao, còi hú để phòng thủ khi bị tấn công. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận rằng, những biện pháp này không đủ để bảo vệ bản thân và tài sản khi gặp phải những kẻ trộm cướp tinh vi và hung hãn.

Trước thực trạng kể trên, cũng như giảm thiểu tai nạn giao thông, trộm cướp đêm trên địa bàn, Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý và kiểm soát tại các điểm bán hàng rong đêm. Những người bán hàng phải có giấy phép từ chính quyền địa phương để hoạt động vào ban đêm.

Cùng với đó, những người bán hàng rong đêm cần phối hợp với chính quyền địa phương thiết kế các khu vực bán hàng rong ban đêm sao cho an toàn, đảm bảo có đèn chiếu sáng đầy đủ, cung cấp thông tin về các tuyến đường, khu vực nguy hiểm cho cả người bán hàng và khách hàng biết để tránh. 

Những người bán hàng đêm khuya đều đang góp phần tạo nên một nét đặc trưng của đời sống văn hóa Hà Nội, phát triển kinh tế đêm. Nhưng nghề bán hàng rong đêm cũng đang phải đánh đổi nhiều thứ, từ sức khỏe, an toàn, đến danh dự, pháp luật. Họ đang mưu sinh hay mạo hiểm? Câu hỏi này cần được suy ngẫm và trả lời một cách công bằng và trách nhiệm.

Vũ Thị Thùy Linh - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kỳ vọng và thực tế

Cơ chế, chính sách phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt và quản lý phải thông minh là những yếu tố bảo đảm cho Chính phủ kiến tạo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, DN để phát triển sản xuất, kinh doanh.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/dan-sinh/trang-dem-muu-sinh-ha-noi-pho-hiem-nguy-truc-cho-d201381.html